Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ sinh học thủy sản: Cần bước đột phá mới

Thứ ba - 28/07/2015 23:15
(Thủy sản Việt Nam) - Sau gần 10 năm triển khai, Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp và thủy sản đã có những chuyến biến; tuy nhiên, đường đi vẫn nhiều trắc trở, nhất là trong ứng dụng thực tế và đội ngũ nhân lực.

Kết quả

Đề án công nghệ sinh học thủy sản được cấp kinh phí và bắt đầu triển khai từ năm 2008. Giai đoạn 2008 - 2014, đã và đang triển khai 69 nhiệm vụ khoa học công nghệ gồm 65 đề tài, 4 dự án sản xuất thử nghiệm với tổng kinh phí 171,098 tỷ đồng; kết quả đạt được khả quan trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu chọn giống và sản xuất giống thủy sản; bảo tồn và khai thác nguồn gen thủy sản; quản lý môi trường và bệnh động vật thủy sản; thức ăn, công nghệ chế biến sau thu hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản. Tiêu biểu như: đã đưa vào phát tán và nuôi thương phẩm cá tra chọn giống tăng trưởng nhanh. Một dòng cá rô phi đỏ nuôi đánh giá thử nghiệm tại các vùng nước ngọt và lợ. Các đàn tôm sú, tôm thẻ chân trắng được nuôi đánh giá tăng trưởng ở các vùng địa lý khác nhau và cho kết quả tốt. Cùng đó, Chương trình đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất cá hồi vân toàn cái, cá vược góp phần không nhỏ vào việc chủ động nguồn giống trong nước. Ngoài ra, còn có vaccin thành phẩm cho cá giò, cá rô phi và công nghệ sản xuất; chế phẩm vi sinh thương mại và công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ nuôi tôm thâm canh… Phát triển chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm thâm canh tại Bạc Liêu do Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh triển khai đã được đăng ký lưu hành với tên thương mại Dr Shrimp N039; Vaccine phòng bệnh cho cá rô phi do Công ty HANVET đang thử nghiệm sản xuất.

 

Cốt yếu là nhân lực

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Để công tác nghiên cứu hiệu quả hơn, trong giai đoạn 2015 - 2020 cần lựa chọn các nhiệm vụ có kế thừa các sản phẩm nghiên cứu trước để hoàn thiện quy trình, xây dựng mô hình ứng dụng phục vụ mở rộng quy mô áp dụng sản phẩm vào thực tiễn sản xuất (yêu cầu về sản phẩm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, quy trình công nghệ phải được đăng ký công nhân tiến bộ kỹ thuật). Đồng thời, tạo cơ chế để khuyến khích nhập một số công nghệ mới, hiệu quả để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản tại Việt Nam; ưu tiên các dự án sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện quy trình sản xuất và phát triển các chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, sau gần 10 năm thực hiện Chương trình, đã có những nhà khoa học tiếp cận được công nghệ sinh học công nghệ cao, có những lĩnh vực ở đỉnh cao của thế giới nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp ngay cả so với các nước ASEAN. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng Việt Nam vẫn chưa hình thành được ngành công nghệ sinh học, mới chỉ là những nhen nhóm ban đầu. Bộ trưởng nhấn mạnh, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất cần được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo nhân lực không chỉ cho các cơ quan thuộc Bộ mà ngay tại các viện nghiên cứu, các trường đại học để tăng cường năng lực ứng dụng công nghệ sinh học của Bộ, ngành trong thời gian tiếp theo. Đồng thời, cải cách cơ chế tài chính cho khoa học; giao nhiệm vụ cho các trung tâm nghiên cứu; có cơ chế thu hút doanh nghiệp tham gia ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, thủy sản.

Mặt khác, một trong những trọng tâm chính sách được đề ra và thực hiện quyết liệt trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế từ Trung ương đến địa phương, trong đó Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, nông dân là chủ thể và doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Hơn hết, phải có những hành động cụ thể để thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp, tránh hô khẩu hiệu chung chung, mất thời gian; Đồng thời, yêu cầu Vụ KHCN của Bộ thành lập một bộ phận chuyên trách làm việc với doanh nghiệp. Đây sẽ là đầu mối giải quyết mọi khúc mắc của các đơn vị khi đầu tư vào KHCN trong nông nghiệp thời gian tới.

Ngọc Anh
Thủy sản Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập533
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm525
  • Hôm nay74,409
  • Tháng hiện tại810,519
  • Tổng lượt truy cập93,188,183
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây