Các nhà khoa học của 10 trường đại học, công ty và bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây đang tập trung vào một dự án quốc gia có tên gọi “Cải thiện di truyền tính trạng sử dụng hiệu quả thức ăn của bò thịt” (2014). Đây là hướng nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật mới kết hợp giữa di truyền, genomic và dinh dưỡng nhằm mục tiêu chọn ra những giống bò thịt có khả năng sản xuất, tăng trọng tốt nhưng tiêu tốn thức ăn như bình thường hoặc thấp hơn bình thường, điều này nhờ vào khả năng chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Các nhà khoa học nhận thấy rằng khi cải thiện 1% hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ giúp cải thiện tương đương 3% tăng trọng.
Để làm được điều này, họ đã thu thập mẫu DNA, số liệu về tăng trọng, khả năng ăn vào và thành phần thịt xẻ trên 8.000 bò thịt từ 8 giống bò Angus, Red Angus, Hereford, Simmental, C-harolaise, Limousin, Wagyu và Geblvieh để tính toán giá trị giống phân tử (Molecular EDP) trên tính trạng hiệu quả sử dụng thức ăn, nhằm phục vụ công tác chọn được giống bò thịt sử dụng thức ăn hiệu quả nhất. Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn (tăng thêm 5%) cho bò thịt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế gấp bốn lần so với cùng mức tăng 5% của tăng trọng bình quân ngày (Susan Markus. 2014).
Điều này đơn giản là vì chi phí thức ăn chiếm 2/3 chi phí sản xuất thịt bò hiện nay. Để làm được điều này, các nhà khoa học cần một công cụ đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn, và đó chính là chỉ số RFI (Residual Feed Intake), tạm dịch là khả năng ăn vào tồn dư, chính là sự chênh lệch giữa lượng thức ăn bò thịt ăn vào hay tiêu thụ thực tế so với lượng thức ăn cần thiết được tính toán dựa trên nhu cầu duy trì khối lượng cơn thể, mức độ tăng trọng bình quân ngày theo dự kiến, trong suốt thời gian kiểm tra. Nếu chỉ số này âm chứng tỏ bò thịt sử dụng hiệu quả thức ăn hơn.
Mohammed K Abo-Ismail và cộng sự (2014) đã tìm thấy các gen liên quan đến tính trạng RFI nằm trên các nhiễm sắc thể số 8, 15, 16, 18, 19, 21 và 28. Trong số đó, liên kết chặt với tính trạng RFI là gen ELP3 trên nhiễm sắc thể số 8. Ngoài ra các gen HMCN1 (NST 16), gen ZNF423 (NST 18) cũng liên kết khá chặt với tính trạng RFI. Điều này cho thấy khả năng sử dụng các gen ứng viên này vào công tác đánh giá chất lượng con giống, thông qua chỉ số GEBV. Từ đó phục vụ cho công tác chọn giống bò thịt có khả năng sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã