Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Chủ nhật - 02/09/2018 00:22
Những năm gần đây, thiên tai có xu hướng cực đoan, dị thường cả về cường độ, tần suất và không tuân theo quy luật. Ðiển hình như, bão đổ bộ vào các khu vực trước đây ít khi bị thiên tai; mưa lớn gây lũ, lũ quét, sạt lở đất đột biến với tần suất xuất hiện liên tục, cường độ mạnh; hạn hán kỷ lục tại Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ; xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long…, đã tác động mạnh, sâu rộng đến đời sống của người dân, làm đình trệ việc sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, phòng, chống, giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra là công việc được đặt lên hàng đầu, trong đó đặc biệt chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (BCÐ T.Ư về PCTT), từ đầu năm đến ngày 31-7, trên phạm vi cả nước đã xuất hiện 14 loại hình thiên tai, trong đó có hai đợt mưa lớn diện rộng, gây lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi phía bắc làm chết gần 90 người, hơn 20 người mất tích, tổng thiệt hại về vật chất ước tính khoảng hơn 5.000 tỷ đồng.

Lý giải cho tình hình thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường, qua tổng kết các hội nghị, hội thảo khoa học gần đây của BCÐ T.Ư về PCTT cho thấy, ngoài nguyên nhân do biến đổi khí hậu, những nguyên nhân do quá trình phát triển kém bền vững cũng đã góp phần làm gia tăng thiệt hại do thiên tai. Trong đó phải kể đến việc khai thác quá mức tài nguyên đã làm gia tăng rủi ro thiên tai. Mà cụ thể là phát triển các hồ chứa trên thượng nguồn các dòng sông đã làm thay đổi quy luật của dòng chảy, suy giảm lượng phù sa, bùn cát về hạ du, cùng với việc khai thác cát quá mức làm gia tăng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán và xâm nhập mặn. Thêm vào đó, chất lượng rừng ngày càng suy giảm, nhất là rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn ven biển, đã làm gia tăng lũ quét, sạt lở đất và sạt lở vùng cửa sông, ven biển. Mặt khác, quá trình đô thị hóa đòi hỏi năng lực tiêu thoát nước rất lớn, trong khi đó, việc quy hoạch đô thị không đồng bộ, không tính đến việc dành các không gian cho cây xanh, trữ nước, tiêu nước là thách thức lớn cho khu vực đô thị. Nhiều khu nhà cũ, khu dân cư nghèo sống ven đô, công trình tạm, hệ thống cây xanh, cột điện, biển quảng cáo… không bảo đảm an toàn trước bão, lũ, dông, lốc.

Khu vực miền núi phía bắc và Trung Bộ, phần lớn dân cư sống trên vùng núi cao hay sát ven sông, suối hoặc ngay dưới ta-luy dương đường giao thông, cho nên rất dễ chịu tác động của lũ quét, sạt lở đất. Một bộ phận dân cư vẫn giữ tập quán sống du canh, du cư, đốt rừng, đốt nương làm rẫy, rất khó kiểm soát khi có thiên tai xảy ra. Ðịa bàn rộng, chia cắt, dân cư sống rải rác, thông tin liên lạc không kịp thời và nhận thức của người dân cũng là những thách thức trong công tác chỉ đạo ứng phó thiên tai. Những nguyên nhân nêu trên tiếp tục tạo ra những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi về tầm nhìn trong quản lý rủi ro thiên tai và mô hình phát triển kinh tế phù hợp để chủ động phòng ngừa và ứng phó kịp thời.

Trước đòi hỏi cấp bách về phòng, chống và giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trước mắt đã có nhiều giải pháp được áp dụng. Trong đó, các giải pháp khoa học công nghệ bước đầu đã được xác định. Với sự ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, lĩnh vực công trình chỉnh trị sông, bảo vệ bờ sông, bờ biển đã có nhiều tiến bộ. Nhiều vật liệu, công nghệ mới đã được sử dụng, nổi bật là việc sử dụng rộng rãi các sản phẩm vải địa kỹ thuật dưới dạng tầng lọc hoặc thảm túi bê-tông, thảm túi cát, vừa để tăng ổn định bờ vừa tạo điều kiện để thực vật phát triển, tạo cảnh quan môi trường, các loại kè mỏ hàn có kết cấu hoàn lưu đảo chiều... đã cho kết quả tốt. Những xu hướng này sẽ được tiếp tục trong tương lai và cần được nghiên cứu kỹ hơn để áp dụng vào điều kiện ở nước ta.

Tuy nhiên, để áp dụng khoa học công nghệ vào phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai cần có nguồn lực lớn, trong điều kiện nguồn kinh tế hạn hẹp, việc thúc đẩy xã hội hóa ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai cần được chú trọng. Việc vận động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ gần đây đã góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa trong phòng, chống thiên tai tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu có công nghệ nhà ở bằng bê-tông lắp ráp có khả năng tăng tính chống chịu gió, chống tốc mái do dông, lốc; Công ty Nhựa Tân Ðại Hưng với công nghệ đê mềm nâng cao độ đê bao, bờ bao chống ngập lụt tạm thời và ngăn mặn, giữ ngọt trong kênh rạch nhỏ cũng như có khả năng tiêu hao năng lượng sóng, gây bồi, tạo bãi; Công ty AgriMedia với thiết bị cảnh báo sớm mực nước sông suối và các ngầm tràn khu vực miền núi,…

Trong bối cảnh cách mạng 4.0, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với dữ liệu lớn đang đóng vai trò then chốt trong quá trình hỗ trợ ra quyết định tự động, giúp cho việc ứng phó trở nên kịp thời hơn. Nắm bắt được xu thế này, các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã từng bước phát triển, hoàn thiện các công cụ hỗ trợ, tích hợp nguồn thông tin phong phú, đa dạng, bao gồm cả việc khôi phục các dữ liệu lịch sử còn thiếu, góp phần không nhỏ vào việc giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra. Hiện nay, Tổng cục PCTT đang chỉ đạo các đơn vị thuộc Tổng cục phối hợp các đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện về phòng, chống thiên tai trên toàn quốc.

Bên cạnh sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan từ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, về lâu dài cần tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để giảm bớt thiệt hại với một số thiên tai điển hình. Trong đó chú trọng nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công trình và phi công trình trong cảnh báo, giảm nhẹ rủi ro lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi; xây dựng các phương án ứng phó khẩn cấp với tình huống lũ lớn và sự cố vỡ đập lưu vực sông Bắc Bộ và Trung Bộ. Cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu các giải pháp và công nghệ thích hợp xử lý xói lở bờ sông, bờ biển; các giải pháp công nghệ hỗ trợ chuyển đổi sinh kế để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; khai thác lợi thế của lũ cũng như nước mặn, lợ để phát triển sinh kế. Ðồng thời, hoàn thiện chính sách tài chính bền vững, tăng nguồn đầu tư, thúc đẩy và nâng cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phòng, chống thiên tai.

Hiện tại, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng ngừa và hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai còn rất thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của các địa phương. Kinh phí từ ngân sách nhà nước mới dừng ở mức xử lý tình huống, chưa căn cơ lâu dài, đôi khi thiếu thống nhất giữa các bộ, ngành, chưa hỗ trợ để xử lý toàn diện cho các loại hình thiên tai theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai, cho nên gây khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả. Vì vậy, cần tăng cường nguồn đầu tư và dự phòng ngân sách, huy động sự tham gia của doanh nghiệp khoa học công nghệ và cộng đồng, đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tăng nguồn lực đầu tư, có cơ chế bảo đảm nguồn kinh phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên các công trình phòng, chống thiên tai và bảo đảm ổn định trở lại nhanh hơn sau 
thiên tai.

Tác giả bài viết: Theo nhandan.com.vn

 Tags: thiên tai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,943
  • Tổng lượt truy cập90,260,336
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây