Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng sản phẩm hữu cơ trong trồng trọt làm tăng giá trị nông sản Việt

Thứ tư - 19/09/2012 22:07
Theo các chuyên gia, hiện có khoảng 500 loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, chế phẩm sinh học đang được sử dụng trong trồng trọt ở Việt Nam.
 
Dây chuyền đóng gói tự động phân sinh học Wehg của công ty CP Thế Giới Thông Minh;

Nhằm mục đích hướng nông dân tới việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ sinh học thay thế cho các sản phân hóa học để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường... Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức diễn đàn “Ứng dụng sản phẩm hữu cơ sinh học trong trồng trọt” tại Cần Thơ cuối tuần qua. Diễn đàn đã thu hút đông đảo các chuyên gia trong ngành nông nghiệp và bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL tham dự.

Kinh nghiệm từ nông dân

Chế phẩm hữu cơ, sinh học đều mang lại lợi ích cho ngành trồng trọt. Có loại đem lại hiệu quả kinh tế cho người dùng. Có loại chỉ hiệu quả nhờ quảng cáo mà chất lượng thì không cao. Tuy nhiên, về lâu dài các sản phẩm hữu cơ luôn được nông dân hưởng ứng. Các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ sinh học cho rằng, số ít các sản phẩm của một số DN chưa đáp ứng yêu cầu, điều này ảnh hưởng không chỉ các DN làm ăn chân chính mà còn cả ngành trồng trọt VN.

Anh Nguyễn Ngọc Liêm, nông dân xã Thạch An, (Vĩnh Thạch - Cần Thơ) cho biết: “Nếu tính chi phí thì sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh cao hơn so với dùng phân hóa học, lợi nhuận lại không bằng sử dụng phân hóa học vì đầu ra của sản phẩm hữu cơ chưa được nhiều người biết đến mặc dù họ rất muốn xài những sản phẩm hữu cơ. Hiện nay, tuy phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh có hiệu quả nhưng hiệu quả của nó chưa được như mong đợi. Áp dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh thì tôi rất đồng tình vì nó giúp sản phẩm làm ra sẽ được an toàn”.

Ông Tô Quốc Hưng, nông dân xã Thạnh An, (Vĩnh Thạnh - Cần Thơ) chia sẻ: “Tôi đã sử dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh cho các loại cây trồng như rau, củ, quả của gia đình tôi trong thời gian qua. Tôi nhận thấy, đối với phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh thì nó có chất lượng cao nhưng tác động của nó đối với cây trồng thì chậm so với phân hóa học. Còn đối với phân vô cơ (hóa học) thì nếu chúng ta cứ sử dụng hoài thì thứ nhất nó sẽ ảnh hưởng môi trường, thứ 2 là đất sau này nó bị bạc màu”.

Ông Huỳnh Hải, nông dân ở khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng (Thốt Nốt – Cần Thơ) chia sẻ, tôi đã sử dụng phân sinh học Wehg cho vườn rau của gia đình từ 2 năm nay, kết quả rất tốt, ngoài ra sử dụng loại phân sinh học này thì gần như không dùng đến phân hóa học và thuốc BVTV nữa. Năng suất và hiệu quả kinh tế tăng thấy rõ bởi giá thành của loại phân bón này không cao.

Ông Nguyễn Hữu Nam, TGĐ công ty cổ phần Thế Giới Thông Minh - Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân sinh học Wehg tại Việt Nam, sản phẩm được Bộ Nông nghiệp công nhận là tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap thì cho rằng: “Khi DN thực hiện đúng cam kết, chất lượng với nông dân sẽ tạo được lòng tin của nông dân. Khi nông dân sử dụng nhiều thì nó nâng cao được chất lượng sản lượng nông sản Việt Nam. Khích lệ cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển hơn về số lượng cũng như chất lượng từ đó hướng tới thị trường quốc tế thông qua xuất khẩu”, ông Nam chia sẻ.

Cần có cơ chế phát triển nông nghiệp hữu cơ

Theo đại diện Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia (TT KNQG), có quá nhiều sản phẩm hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong và ngoài nước, tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành các sản phẩm rất đa dạng. Vì vậy cần phải có những buổi hội thảo, diễn đàn để thảo luận và đưa ra những thông tin chi tiết để giúp các nhà khoa học nắm bắt thực tế; các DN sản xuất cải thiện sản phẩm, hạ giá thành; giúp nông dân sử dụng hiệu quả cao; các cơ quan quản lý được chất lượng sản phẩm hữu cơ trong trồng trọt…

Ông Phan Huy Thông, GĐ TT KNQG chia sẻ: “Chúng tôi tổ chức các diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp để nông dân giao lưu với các nhà khoa học, nhà quản lý để hiểu bản chất của các loại sản phẩm hữu cơ, kể cả phân bón, thuốc BVTV, sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất. Từ đó, lắng nghe ý kiến người dân phản ánh băn khoăn của họ trong quá trình sử dụng các chế phẩm hữu cơ sinh học trong nông nghiệp để các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu, tiếp tục cải thiện cung cấp sản phẩm tốt hơn, có cách quản lý chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn”.

Ông Thông cũng cho rằng các sản phẩm hữu cơ trong trồng trọt ngày càng được quan tâm. Nhưng so với các quốc gia sản xuất nông nghiệp tiên tiến thì sử dụng các chế phẩm hữu cơ sinh học tại VN còn thấp. Mỗi năm VN có hàng chục triệu tấn rơm rạ bị đốt bỏ, gây ảnh hưởng môi trường. Nếu việc áp dụng các chế phẩm sinh học được nâng cao hơn nữa, thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều nông dân.

Theo PGS.TS Dương Văn Chín, Phó viện trưởng Viện lúa ĐBSCL thì, Việt Nam là một quốc gia trong nhóm nước dẫn đầu về sản xuất cà phê và lúa gạo trên thế giới nhưng rất ít sản phẩm hữu cơ từ hai loại cây trồng này. Khoảng 20.000 tấn cà phê hữu cơ được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới, chiếm 1,5% tổng sản lượng toàn cầu. ở châu Á, Đông Timor có sản lượng cà phê lớn nhất với 9.000 tấn mỗi năm, nhưng chỉ có 2.000 tấn dùng để xuất khẩu còn ở Việt Nam thì đến nay vẫn chưa có số liệu về sản xuất cà phê hữu cơ.

Bàn về hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, ông Chín cho rằng, hàng năm Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các tỉnh nên dành một khoản kinh phí thỏa đáng để hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các khía cạnh như: nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tổ chức sản xuất, chế biến, phân phối va tiếp thị sản phẩm, nhưng những sự hỗ trợ này phải đảm bảo không vi phạm các điều khoản mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Đồng thời khích lệ, hỗ trợ nông dân và các công ty tư nhân kinh doanh nông sản hình thành các vùng sản xuất các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên thế mạnh của từng địa bàn để có nguồn sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng đạt tiêu chuẩn hữu cơ và ổn định và dài hạn để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Quang Minh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay26,194
  • Tháng hiện tại833,225
  • Tổng lượt truy cập88,188,295
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây