Học tập đạo đức HCM

Ưu điểm từ nuôi vịt thịt trên đệm lót sinh học

Thứ sáu - 04/12/2015 05:03
Nuôi vịt thịt trên đệm lót sinh học giúp vịt sạch sẽ, thoải mái, nhanh lớn, không dọn hay vệ sinh chuồng trại, không gây mùi hôi thối, không ảnh hưởng môi trường.

Nhằm triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 – 2020”, Trung tâm KN Vĩnh Long đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới giúp người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi vịt truyền thống sang ứng dụng nuôi vịt thịt trên đệm lót sinh học...

Trung tâm từng bước giúp người chăn nuôi giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi vịt từ 10 - 20% so với cách nuôi truyền thống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng hiệu quả kinh tế.

Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi vịt siêu thịt theo hướng an toàn sinh học. Phương thức nuôi nhốt, chuồng sử dụng đệm lót sinh học và chăn thả có ao hồ (vịt – cá). Đây là một trong những phương thức chăn nuôi vịt siêu thịt phù hợp nhất.

Nuôi theo phương thức này giúp vịt sạch sẽ, thoải mái, nhanh lớn, không dọn hay vệ sinh chuồng trại, không gây mùi hôi thối, không ảnh hưởng môi trường xung quanh, dễ kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí, giảm công lao động, khi xuống ao hồ tắm vịt thải phân ra làm thức ăn cho cá, tăng cao hiệu quả kinh tế.

Kết quả sau 60 ngày nuôi, 10 hộ dân tham mô hình nuôi vịt thịt trên đệm lót sinh học ở xã An Phước với số lượng 200 con/1 hộ đạt hiệu quả cao; tỷ lệ vịt nuôi sống đạt 96,6%, trọng lượng đạt 3,5 kg/con, ước lợi nhuận của mô hình trên 19 triệu đồng.

Chị Lâm Thị Lành, ấp Phú Hội, xã An Phước tham gia mô hình phấn khởi cho biết: Được cán bộ khuyến nông chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn xây dựng chuồng trại trong sân sau vườn rộng trên 200 m2 xây dựng trại với diện tích 36m , rải 26 bao trấu và xơ dừa làm đệm lót. Lớp đệm dày 20 cm xung quanh có lưới vây để bảo vệ đàn vịt.

Khi xây dựng chuồng theo hướng dẫn của trạm khuyến nông xong tôi tiến hành xịt sát trùng chuồng trại trước khi thả con giống 7 ngày.

Đây là mô hình chăn nuôi quy mô nông hộ kết hợp nuôi vịt với vườn cây và ao hồ tại gia đình phù hợp với địa phương nhằm giải quyết tốt cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình.

Khi đem vịt giống về không cho ăn liền mà pha nano úm cho vịt con uống, dùng ván khoanh chuồng nhỏ lại chia ra làm 4 ô mỗi ô khoảng 1,5 m2 , mỗi ô thả 50 vịt con và treo 1 bóng đèn tròn cho vịt khỏi lạnh. Sáng ngày sau tôi mới cho vịt ăn thức ăn viên nhỏ tiếp tục cho uống nano úm sáng chiều (ngày cho ăn 5-6 bữa nhỏ).

Ngày tuổi thứ 3 cho uống kháng thể phòng bệnh viêm gan cho vịt. Trong 3 ngày đầu úm đèn và cho uống thuốc theo qui trình kỹ thuật, Ngày tuổi thứ 4 rút bớt ra 2 bòng đèn , và tiếp tục chăm sóc theo kỹ thuật hướng dẫn, ngày tuổi thứ 7 chích vắc xin ngừa dịch tả.

Tối khoảng 8 giờ tôi tiến hành rút máng ăn đến 10 giờ rút máng uống cho vịt khỏi lạnh. Lúc này vịt đã đi phân nhiều tiến hành rải men vi sinh Balasa-N01 lên nền chuồng và cào đào nhẹ trên bề mặt đệm lót.

Từ ngày thứ bảy trở đi tiến hành cho vịt ra ngoài chơi và tập cho xuống nước 30 phút rồi nhốt lại, về sau mỗi ngày chúng xuống nước nhiều hơn và thời gian lâu hơn.

Đến ngày tuổi 15 tôi tiến hành ngừa cúm gia cầm H5N1 (trước khi ngừa cúm H5N1 cho uống thuốc bổ để tăng đề kháng cho vịt. Qua ngày tuổi 21 trở đi tiến hành treo một bóng đèn cho sáng để vịt ăn đêm và mở cửa chuồng cho vịt xuống nước tắm tự do , cho ăn ngày 4 cữ sáng - trưa - chiều và tối.

Đến nay vịt được 60 ngày tuổi trọng lượng trung bình 1 con là 3,5 kg, ước lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/200 con/2 tháng nuôi. Qua thực hiện mô hình bà con được ập huấn kỹ thuật nuôi vịt trên đệm lót sinh học, biết cách làm đệm lót không có mùi hôi, thời gian nuôi mau lớn, tỷ lệ sống cao, đạt 98%, không tốn công chăm sóc.

Theo Nông nghiệp Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay36,251
  • Tháng hiện tại214,818
  • Tổng lượt truy cập90,278,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây