Học tập đạo đức HCM

Áo hạ nhiệt cho nhân viên y tế trong mùa dịch

Thứ bảy - 26/06/2021 04:47
Tính tới nay, đã có 1.000 sản phẩm áo hạ nhiệt được bàn giao cho hơn 20 đơn vị y tế trong cả nước như: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; Khoa Khám bệnh (Bện viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng) và một số bệnh viện tại TPHCM.

Áo hạ nhiệt làm giảm hiệu ứng sốc do nhiệt của nhân viên y tế khi mặc quần áo bảo hộ cá nhân để chống dịch - Ảnh: Viện Ứng dụng Công nghệ

Làm việc dưới tiết trời nắng nóng trong một thời gian dài, cộng với việc bộ quần áo bảo hộ cá nhân (PPE) ngăn cản sự thoát nhiệt làm nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, mất nước dẫn đến có hiện tượng nhân viên y tế bị bị sốc nhiệt và lả nhiệt.

Để làm giảm hiệu ứng sốc do nhiệt của nhân viên y tế trong lúc chống dịch, chiếc áo ACG (gi-lê làm mát) đã được nhóm phát triển tại Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN (Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ KH&CN) phát triển với sự tư vấn y khoa của nhóm các bác sĩ từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Đại học Y tế công cộng và Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock.

Áo được thiết kế để làm giảm nhiệt cục bộ trong không gian thiết bị bảo hộ y tế mà nhân viên y tế mặc trong quá trình làm việc, lấy mẫu hoặc điều trị bệnh nhân COVID. Áo gồm 2 thành phần chính: Vật liệu chuyển pha và áo gi-lê.

Áo gi-lê được làm từ vải không dệt tráng Polyphenyl Ether chống nước và được thiết kế theo chiều cao trung bình của người Việt, có thể dễ dàng thao tác (mặc/cởi áo/cúi…), dễ dàng vệ sinh, cấp đông và tái sử dụng.

Vật liệu chuyển pha dùng trong sản phẩm này là hỗn hợp polyme và muối ăn đã được chứng nhận chất hợp chuẩn là chất không độc hại của 3 thị trường khó tính nhất là Mỹ (TSCA), EU (EINECS) và Nhật Bản (ENCS). Vật liệu được đóng thành gói riêng, có thể tháo ra, thêm vào áo gi-lê một cách dễ dàng.

Thử nghiệm ở nhiệt độ 35 độ C (môi trường), áo cho thời gian tăng nhiệt từ 21 độ C lên 32 độ C trong vòng 2 giờ, sau đó ổn định tốt ở 32 độ C trong vòng hơn một giờ. Tổng trọng lượng của áo là 1,3 kg, phù hợp với thể trạng người Việt, nhất là với những điều dưỡng có thân hình nhỏ nhắn để họ có thể mang và làm việc trong nhiều giờ.

Dự kiến, sản phẩm sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp để phát triển và thương mại hóa, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.

Hoàng Giang/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay40,738
  • Tháng hiện tại816,016
  • Tổng lượt truy cập91,989,745
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây