Học tập đạo đức HCM

“Mách nước” phòng trừ dịch hại trên lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Thứ ba - 17/08/2021 03:07
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị về phòng trừ dịch hại trên lúa hè thu.
106d2105623t50347l0

Lúa hè thu ở Hà Tĩnh đang giai đoạn làm đòng, một số vùng bước vào thời kỳ trổ bông.

Hiện nay, lúa hè thu đang ở giai đoạn làm đòng, một số vùng gieo cấy sớm tại Bùi La Nhân, Lâm Trung Thủy, Tân Dân (Đức Thọ), Xuân Hồng, Xuân Lam (Nghi Xuân), vùng bãi ngang huyện Thạch Hà lúa bước vào thời kỳ trổ bông. Dự kiến lúa trổ tập trung từ ngày 5 - 10/8, cơ bản kết thúc trước 15/8.

Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các huyện, thành phố, thị xã và kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đến ngày 29/7/2021, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 phát sinh gây hại mật độ trung bình 5-7 con/m2, nơi cao 10-15 con/m2, sâu chủ yếu tuổi 5, nhộng, diện tích nhiễm 34ha (Can Lộc 27ha, Thạch Hà 5 ha, Lộc Hà 2ha); rầy nâu, rầy lưng trắng mật độ phổ biến 100 - 300 con/m2, cục bộ dạng ổ ở Đức Thọ mật độ 700 - 1.000 con/m2, chủ yếu rầy tuổi 4, tuổi 5 diện tích nhiễm 0,5ha.

Dự báo sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 ra rộ từ ngày 10/8/2021 trở đi, gây hại giai đoạn lúa đòng già - trổ bông; rầy nâu, rầy lưng trắng lứa tiếp theo sẽ xuất hiện gây hại từ thời điểm 15/8/2021 trở đi trùng với giai đoạn lúa trổ bông - chín.

Để chủ động phòng trừ các đối tượng dịch hại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị tập trung điều tiết, duy trì đủ nước tạo điều kiện thuận lợi cho lúa làm đòng, trổ bông, nhất là đối với số diện tích cuối kênh, cao cưỡng có thể xảy ra hạn hán cục bộ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

Chủ động triển khai phòng trừ các đối tượng dịch hại, trước mắt tập trung các đối tượng:

Đối với sâu cuốn lá nhỏ:

Thường xuyên thăm đồng, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương, xác định chính xác thời điểm sâu non tuổi 1, tuổi 2 ra rộ để tiến hành phòng trừ, chú trọng trên các trà gieo cấy muộn, gần làng, ruộng xanh tốt bằng một trong các loại thuốc hóa học sau:

Clever 150SC, Opulent 150SC: Pha 9 ml thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Virtako 40WG: Pha 3g thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Voliam Targo 063SC: Pha 15ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Tasieu 1.9EC: Pha 10-15ml thuốc vào 20 lít nước, phun cho 1 sào 500m2,...

Lưu ý: Giai đoạn này bộ lá đã ổn định, tuyệt đối không được tiến hành phá tổ làm tổn thương bộ lá đòng ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh bạc lá vi khuẩn xâm nhiễm và gây hại.

106d2105816t157l2 84d5083157t36434l0

Trong quá trình sử dụng thuốc, người dân phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:

Trước mắt tập trung xử lý triệt để các ổ rầy để hạn chế nguồn phát tán, lây lan trên đồng ruộng.

Thường xuyên giám sát đồng ruộng thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, chú trọng vùng thấp trũng, vùng hàng năm rầy thường phát sinh gây hại. Khi phát hiện tổ chức khoanh vùng, hướng dẫn bà con nông dân phun trừ kịp thời khi rầy tuổi 1, tuổi 2 bằng một trong các loại thuốc hóa học sau:

Chess 50WG: Pha 30 gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Sutin 5EC: Pha 30ml thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Dantotsu 50WG: Pha 7,5gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2;

Ba Đăng 300WP: Pha 30 gam thuốc vào 20lít nước, phun cho 1 sào 500m2,...

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.

Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh khô vằn, sâu đục thân, bệnh bạc lá cuối vụ để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Theo P.V/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại794,405
  • Tổng lượt truy cập91,968,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây