Sau nhiều tháng tập trung các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hiện nay tại một số vùng người dân đã đầu tư khôi phục, phát triển chăn nuôi
Gia đình anh Nguyễn Quang Hào ở xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc nuôi 6 con bò nái sinh sản. Đầu tháng 4 năm nay, khi phát hiện 2 con bò bị mắc bệnh Viêm da nổi cục, anh đã tập trung chăm sóc, điều trị không để dịch bệnh lây lan làm ảnh hưởng đến tổng đàn. Sau thời gian điều trị đàn bò sinh sản phát triển tốt
Từ đầu năm đến nay, dịch tả lợn Châu phi đã làm cho gần 15.000 con lợn bị ốm chết, buộc phải tiêu hủy; gần 18.000 con trâu bò mắc bệnh, trong đó có 2.877 con bị tiêu hủy. Sau khi dịch bệnh gia súc cơ bản được kiểm soát, khống chế, các địa phương từng bị thiệt hại nặng đã tập trung nhiều biện pháp khôi phục, phát triển chăn nuôi.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc đã cơ bản được kiểm soát, khống chế, nhiều ổ dịch đã qua 21 ngày không phát sinh thêm con bị bệnh.
Tại các địa phương đã công bố hết dịch, việc phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn và chăn nuôi nông hộ tiếp tục được duy trì trở lại, trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh là việc làm quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để chăn nuôi phát triển bền vững người dân cần tiếp tục chủ động các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu phi và bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò để việc tái đàn được bền vững.
Theo Văn Chương/hatinhtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã