Học tập đạo đức HCM

Robot tí hon làm sạch nguồn nước

Chủ nhật - 16/08/2020 23:34
Các nhà khoa học từ Đại học Warwick (Anh) và Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) cho biết đã lấy cảm hứng từ polyp san hô để chế tạo ra mẫu robot không dây, chỉ dài 1 cm, có khả năng thu gom chất gây ô nhiễm trong nước.
Robot tí hon lấy cảm hứng từ san hô

San hô trong đại dương được tạo thành từ các polyp nhỏ - sinh vật thân mềm có xúc tu giống hải quỳ. Chúng có nhiệm vụ nuôi dưỡng và hỗ trợ sự sống của san hô bằng cách tạo ra các dòng chảy dựa vào chuyển động cơ thể.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, các nhà khoa học từ Đại học Warwick và Đại học Công nghệ Eindhoven của Hà Lan cho biết đã lấy cảm hứng từ polyp san hô để chế tạo ra mẫu robot không dây, chỉ dài 1 cm, có khả năng thu gom chất gây ô nhiễm trong nước.

Robot sử dụng từ trường để chuyển động, trong khi các xúc tu được kích hoạt bởi ánh sáng. Một nam châm quay với tốc độ 300 vòng/phút được đặt bên dưới thiết bị có tác dụng tạo ra chuyển động quay của cuống polyp nhân tạo. Chuyển động này tạo ra một dòng xoáy hút các mục tiêu lơ lửng trong nước về phía robot.

Khi mục tiêu nằm trong tầm với, ánh sáng tia cực tím (UV) sẽ được sử dụng để kích hoạt các xúc tu, những xúc tu này sau đó uốn cong về phía ánh sáng và tạo thành một chiếc kẹp bắt giữ vật thể. Các nhà khoa học còn có thể giải phóng mục tiêu bằng cách chiếu ánh sáng xanh.

Tiến sĩ Harkamaljot Kandail từ Đại học Warwick, người chịu trách nhiệm tạo ra các mô phỏng 3D của robot, chia sẻ: “San hô có giá trị sinh thái rất lớn trong đại dương. Tôi hy vọng các polyp thủy sinh nhân tạo sẽ được phát triển hơn nữa để có thể làm sạch nguồn nước trong các ứng dụng thực tế. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi muốn mở rộng nghiên cứu từ quy mô thí nghiệm lên quy mô thí điểm”.

Bên cạnh khả năng làm sạch nguồn nước, các nhà khoa học cho biết mẫu robot mềm của họ cũng có tiềm năng ứng dụng trong y tế như hỗ trợ thiết bị chẩn đoán bằng cách bắt giữ và vận chuyển các tế bào cụ thể để phân tích.

BT/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay42,189
  • Tháng hiện tại215,424
  • Tổng lượt truy cập88,893,758
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây