Học tập đạo đức HCM

Sản xuất nông nghiệp nói không với hóa chất là xu hướng tất yếu

Thứ tư - 23/10/2024 04:24
Cùng với sự phát triển khoa học, bắt nhịp trong thay đổi phương thức sản xuất, những năm qua sản xuất nông nghiệp đã có nhiều đột phá mạnh mẽ đến sự phát triển góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nhưng cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế như sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học làm cho đất đai bạc màu, chua hóa, giảm độ phì nhiêu một cách rõ rệt gây hệ lụy tới sức khỏe con người, hệ sinh thái, môi trường sống.
Trong sản xuất  nông nghiệp việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật  hóa  học làm cho cây trồng sinh trưởng và cung cấp dinh dương trong đất quá phụ thuộc vào nhau. Sau một thời gian sử dụng quá dài, đã có những đối tượng cây trồng người nông dân cần phải tăng liều lượng để đạt được năng suất cao. Chính vì thế các loại sâu, bệnh ngày càng phát triển kháng thuốc, việc kiểm soát chúng ngày càng khó khăn hơn, đồng thời đòi hỏi sử dụng lượng thuốc trừ sâu, bệnh phải tăng liều lượng và số lần phun nhiều hơn trong một chu kỳ sinh trưởng cây trồng hoặc phải chuyển sang những loại hóa chất có tác dụng phổ rộng hơn và độc hại hơn.
nguoi dan lam dung thuoc bvtv
Người dân lạm dụng thuốc BVTV hóa học quá nhiều trong sản xuất
Quy trình sản xuất cũ đã bộc lộ nhiều hạn chế như làm cho đất đai bạc màu, chua hóa, giảm độ phì nhiêu một cách rõ rệt. Môi trường và hệ sinh thái đồng ruộng bị suy giảm nghiêm trọng cây trồng phát triển không bình thường, dịch bệnh phát sinh theo chiều hướng gia tăng và thích ứng về mức độ gây hại và vượt ra ngoài quy luật thường kỳ. Sản phẩm sản xuất ra thiếu độ an toàn, chất lượng không đáp ứng với yêu cầu của thị trường. Sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu làm giảm độ phì nhiêu của đất, gây chai cứng đất và làm đất mất khả năng tái tạo. Các loại hóa chất được sử dụng từ sản xuất trong nông nghiệp thẩm thấu vào các nguồn nước ngầm hoặc chảy ra các sông, suối, ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và gây hại cho sinh vật thủy sinh bị tiêu diệt dần. Môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng mà còn bay hơi vào trong không khí, gây ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân đặc biệt là những hô dân sống quanh khu vực sản xuất trực tiếp.
Trước thực tế đó, các cấp các ngành đã có những giải pháp vào cuộc một cách đồng bộ quyết liệt, đặc biệt là chủ thể sản xuất chính là người nông dân chúng ta phải có những cách làm thay đổi trong cách thức tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất tuần hoàn, sản xuất hữu cơ, sản xuất sinh thái, xem như là một nhiệm vụ và là tính tất yếu trong sản xuất nông nghiệp thì mới tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao giá trị, vừa góp phần nâng cao trách nhiệm trong công cuộc đổi mới phương thức sản xuất nói không với hóa chất, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực đó là:
1 le trao chung nhan va ra mat san pham gao huu co cho thon binh quang xa cam binh huyen cam xuyen
Sản phẩm gạo đạt tiêu chuẩn hữu cơ tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên
Một là tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về lợi ích của sản xuất nông nghiệp không dùng hoá chất, tiến tới những sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất hữu cơ cho các đối tượng cây trồng, phát hành tài liệu, tờ rơi, áp phích... Tổ chức các cuộc diễn đàn, tham quan học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái…; thành lập các câu lạc bộ sản xuất không dùng hoá chất để người dân chia sẽ kinh nghiệm… Khi người nông dân hiểu về tác hại của việc lạm dụng phân vô cơ và hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, lợi ích của canh tác không hóa chất và họ tham gia thực hiện thì chính họ lại trở thành các tuyên truyền viên và là người chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm cho cộng đồng người dân cùng tham gia.  
Hai là đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên có trình độ chuyên môn sâu, trực tiếp hướng dẫn cho người dân về các quy trình sản xuất theo đối tượng cây trồng, nắm vững về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái để có những giải pháp trong khâu chỉ đạo, đồng thời cũng là người tuyên truyền viên xâu nối mọi hoạt động liên kết giúp người dân tiếp cận với các doanh nghiệp an tâm sản xuất. 
 Ba là giúp người dân tiếp cận các chính sách hỗ trợ, ưu đãi trong đầu tư sản xuất của Nhà nước, xây dựng thương hiệu, đăng ký chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, bằng mọi hình thức tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến với người tiêu dùng; khuyến khích xâu nối để các doanh nghiệp liên kết, siêu thị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ với giá trị của sản phẩm, giá thành cao hơn.
Bốn là Khuyến khích người dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ khuyến nông cộng đồng xây dựng khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về các nguyên tắc trong sản xuất nông nghiệp tạo tính chặt chẽ với các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm. 
Nòng cốt nông dân là lực lượng chủ thể trực tiếp sản xuất cung cấp một lượng lương thực, thực phẩm cho toàn thể xã hội với vai trò trách nhiệm quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường cộng đồng. Do đó để nâng cao ý thức của người dân thực hiện làm tốt trong sản xuất nông nghiệp nói không hoá chất, là điều hết sức cần thiết, cấp bách và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và sự vào cuộc của các cơ quan, chuyên môn, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể và người dân một cách đồng bộ. 
 
Nguyễn Thị Lý
  Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Hôm nay48,623
  • Tháng hiện tại707,950
  • Tổng lượt truy cập93,085,614
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây