Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào nuôi tôm thâm canh

Thứ tư - 13/10/2021 00:46
Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao được tỉnh Quảng Trị áp dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị.

Nuôi tôm thời 4.0

Đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm do Trạm Khuyến nông huyện Gio Linh (Quảng Trị) thực hiện đã mang lại hiệu quả bước đầu trong việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở địa phương.

Thu hoạch tôm từ mô hình ứng dụng công nghệ cao do Trạm Khuyến nông huyện Gio Linh (Quảng Trị) thực hiện. Ảnh: Công Điền.

Thu hoạch tôm từ mô hình ứng dụng công nghệ cao do Trạm Khuyến nông huyện Gio Linh (Quảng Trị) thực hiện. Ảnh: Công Điền.

Trao đổi với chúng tôi khi vừa thu hoạch xong vụ nuôi thứ 2 của đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Toàn ở tại thôn Nam Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh phấn khởi cho biết: Đề tài được thực hiện trên diện tích 1.000m2; bao gồm 1 ao nuôi nổi bằng khung kim loại phủ bạt diện tích 700m2, 1 ao ương nuôi nổi bằng khung kim loại phủ bạt đường kính 14m và được che phủ toàn bộ bằng hệ thống nhà lưới với độ che nắng 75%. Lắp đặt đầy đủ hệ thống siphon, quạt nước và sục oxy đáy.

Điểm đặc biệt của đề tài này là cả 2 ao nuôi và ao ương đều được lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh báo môi trường nước tự động của hãng EPLUSI - E-SENSOR® AQUA. Đây là hệ thống có chức năng giám sát tự động các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi gồm ôxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, độ mặn và tiềm năng oxy hóa khử (ORP); tự động gửi cảnh báo thông số vượt ngưỡng cho phép qua tin nhắn SMS; đồng thời, lưu trữ, phân tích và truy xuất dữ liệu lịch sử vụ nuôi thường xuyên.

Ông Toàn cho hay, ở vụ nuôi thứ 2 này, ông thả nuôi với mật độ thả 300 con/m3. Áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn. Đến nay, sau gần 4 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ từ 45 - 50 con/kg, sản lượng thu hoạch 4,2 tấn, tương đương năng suất đạt 42 tấn/ha. Với giá bán bình quân 150.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mô hình cho lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng, tương đương 2,5 - 3 tỉ đồng/ha/vụ.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Tâm Phùng.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Tâm Phùng.

Theo ông Toàn, tuân thủ quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn, trong tháng nuôi đầu tiên tôm được ương nuôi hoàn toàn trong nhà kính nên việc quản lý, chăm sóc tốt hơn so với ao nuôi; tỉ lệ sống giai đoạn ương đạt 100%. Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, tôm được đưa ra ao nuôi nổi bằng khung sắt lót bạt ngoài trời.

Ở giai đoạn này, tôm giống thả nuôi có kích cỡ lớn, cộng với quy trình chăm sóc được thực hiện nghiêm ngặt. Đặc biệt, tất cả các thông số môi trường trong ao nuôi được kiểm soát tự động, dữ liệu được tích hợp vào phần mềm quản lý và đưa ra các cảnh báo kịp thời khi vượt ngưỡng cho phép nên tôm nuôi phát triển tốt, tỉ lệ sống bình quân đạt trên 95%.

“Trước đây, việc đo các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi đều được tôi thực hiện định kỳ bằng các bộ test kit như đo pH 2 lần/ngày, đo ôxy hòa tan 1 lần/ngày... nên nhiều khi không phát hiện kịp thời sự biến động để xử lý.

Nhưng với hệ thống quan trắc tự động này, chỉ cần 1 chỉ tiêu nào đó vượt ngưỡng là tôi đã nhận được cảnh báo qua điện thoại để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhờ vậy, tôm nuôi phát triển rất tốt. Sắp tới, tôi sẽ lắp đặt hệ thống này ra toàn bộ 4 ao nuôi còn lại của gia đình”, ông Nguyễn Văn Toàn khẳng định.

Ứng dụng công nghệ để nuôi tôm bền vững

Theo kỹ sư Phan Mỹ Nhung, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm, những năm qua, nuôi tôm đã trở thành thế mạnh và con tôm được tỉnh Quảng Trị xác định là một trong 2 con nuôi chủ lực tạo sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã được người nuôi tôm áp dụng như mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn; nuôi tôm 2 giai đoạn theo công nghệ Biofloc; nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm theo hình thức thâm canh, sử dụng chế phẩm sinh học; nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP; nuôi tôm trong nhà lưới nhà kín...

Qua đó, đã nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành liên kết chuỗi giá trị và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường ao nuôi ngày càng suy giảm... đã làm tôm nuôi chậm lớn, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, làm người nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề.

Nông dân kiểm tra hệ thống giám sát và cảnh báo môi trường nước tự động. Ảnh: Công Điền.

Nông dân kiểm tra hệ thống giám sát và cảnh báo môi trường nước tự động. Ảnh: Công Điền.

Để giảm dịch bệnh, gia tăng tỉ lệ thành công trong nuôi tôm, việc đảm bảo chất lượng nước là chìa khóa để thành công. Muốn đảm bảo được chất lượng nước, trước hết cần phải theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng cách thông thường là đo bằng các test kit, thực hiện 1 - 2 lần trong ngày hay trong tuần sẽ không đảm bảo được sự an toàn cho tôm nuôi.

Do vậy, cùng với việc hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn phù hợp với thực tế địa phương, việc ứng dụng các công nghệ mới, có khả năng giám sát liên tục các chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng, có tốc độ biến đổi nhanh và đưa ra cảnh báo kịp thời là hết sức thiết thực.

Qua đó, giúp người nuôi tôm xử lý kịp thời sự biến động của các thông số, đảm bảo môi trường tốt nhất cho quá trình phát triển của tôm. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hướng đến sự ổn định bền vững cho ngành nuôi trồng thuỷ sản...

Kỹ sư Phan Mỹ Nhung thông tin: Hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước gồm có bộ điều khiển trung tâm (E-Sensor Master Aqua), sử dụng sóng không dây RF 433Mhz, kết nối Wifi, kết nối GSM, có khả năng cảnh báo thông số vượt ngưỡng qua tin nhắn SMS; bộ đọc thông số cảm biến pH, nhiệt độ, ôxy hòa tan, ORP, độ mặn; cảm biến đo độ PH với khoảng đo từ 0 - 14; cảm biến đo hàm lượng ôxy hòa tan có khoảng đo từ 0 - 20 mg/l; cảm biến đo ORP có khoảng đo +/- 2000mV; cảm biến đo độ mặn từ 0 - 80 phần ngàn.

Tất cả được kết nối với pin năng lượng mặt trời và phần mềm theo dõi điều khiển trên điện thoại thông minh và máy tính với thời gian cập nhật dữ liệu là 2 phút/lần. Các dữ liệu này sẽ được cập nhật lên điện toán đám mây, giúp người nuôi tôm giám sát từ xa thông qua các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng. Dữ liệu sẽ được so sánh với ngưỡng cho phép được cài đặt sẵn để thực hiện cảnh báo.

Theo chị Nhung, qua 2 vụ thực hiện đề tài có thể đánh giá, việc tuân thủ quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn đã giúp dễ quản lý, giảm chi phí giai đoạn 1 tháng tuổi; con giống đạt kích cỡ lớn trước khi thả nuôi nên rút ngắn được thời gian nuôi, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi.

"Thông qua hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước, các yếu tố môi trường trong ao nuôi được quan trắc liên tục suốt ngày đêm, điều mà con người không thể làm được. Nhờ đó, có thể cảnh báo kịp thời cho người nuôi tôm, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường nước, hạn chế rủi ro dịch bệnh – khâu then chốt để nghề nuôi tôm phát triển hiệu quả và bền vững", kỹ sư Phan Mỹ Nhung cho biết.

Công Điền – Tâm Phùng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay40,970
  • Tháng hiện tại772,323
  • Tổng lượt truy cập91,946,052
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây