Học tập đạo đức HCM

6 nguyên tắc để quản lý chi phí hiệu quả

Thứ tư - 18/08/2021 03:18
Chăn nuôi heo dễ kiếm lời, song không phải lúc nào người nông dân cũng gặp thuận lợi suốt chu kỳ nuôi. Đó là lúc họ cần các mô hình quản lý chi phí hiệu quả.

Theo TS. John Carr, chuyên gia chăn nuôi nổi tiếng tại châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi, người chăn nuôi heo luôn phải đối mặt một vấn đề chung là “chu kỳ heo”. Đây chính là sự biến động theo chu kỳ của giá cả suốt quá trình sản xuất và bán heo hơi (hình 1). Khi giá heo hơi tăng, người chăn nuôi cũng tăng cường cung cấp heo nái giống và heo hơi ra thị trường, khiến giá heo lại giảm. Các hộ chăn nuôi heo sau đó giảm nguồn cung, giá heo tăng trở lại.

Hình 1

Chu kỳ này từ đỉnh đến đỉnh mất khoảng 5 năm. Đây là một chu kỳ bùng nổ và suy thoái mà chúng ta thường gặp trong kinh tế. Thực tế, một con heo nái có thể sản xuất khoảng 25 heo con mỗi năm, tạo ra chu kỳ lên và xuống quen thuộc này.

Mặc dù có những thay đổi diễn ra hàng tuần và các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến động thái chu kỳ - thì dịch bệnh như tả heo (CFS) ở Hà Lan, bệnh bò điên (BSE) ở Anh và hiện là Dịch tả heo châu Phi (ASF) ở châu Á - trở thành xu hướng bao trùm và vẫn đang tiếp diễn. Khi quan sát và theo dõi giá bán heo trên thị trường châu Âu trong thập kỷ qua (hình 2), có thể thấy được vấn đề rõ ràng, trong khi tất cả chúng ta đều biết về chu kỳ nhưng lại không thể dự đoán thời điểm chính xác xảy ra chu kỳ đó. Giá thấp, chắc chắn người nuôi sẽ không có lợi nhuận.

Hình 2

TS. John Carr cho rằng, chu kỳ sản xuất của heo kéo dài khoảng 1 năm. Nếu người nuôi không nắm được giá cả thị trường, thì giá cứ xuống thấp là họ sẽ giảm số lượng heo. Nhưng đây lại là một sai lầm. Cũng theo ông, vấn đề cần giải quyết không phải là lợi nhuận mà là chi phí. Chúng ta không thể kiểm soát thu nhập (do lò mổ sở hữu) và không thể kiểm soát chi phí thức ăn toàn cầu (chi phí chính) nên không thể kiểm soát được lợi nhuận. Tuy nhiên, người chăn nuôi có thể tác động đến chi phí sản xuất, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên thức ăn chăn nuôi.

Khi giá thấp, yếu tố khiến người nuôi bị lỗ không chỉ do lượng thịt heo bán ra mà cả giá thành sản xuất. Nếu nông dân bán nhiều thịt heo hơn, chi phí sản xuất sẽ giảm nếu tất cả những gì họ phải làm là cho heo ăn - tỷ suất lợi nhuận so với thức ăn cho mỗi kg thịt giảm. Nếu bán ít thịt heo hơn, chi phí sản xuất sẽ tăng lên vì những con heo còn lại đều phải có cùng một biên lợi nhuận so với thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, trang trại nuôi heo vẫn phải trả lương cho người lao động, thanh toán hóa đơn về thú y, di truyền và tất cả các khoản lặt vặt khác xảy ra cho dù đàn heo có ở đó hay không.

Bằng cách sử dụng hệ thống heo đẻ theo đợt, nông dân có thể dễ dàng tính toán mô hình trang trại và lập mô hình chi phí liên quan cùng các tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh. John Carr đưa ra ví dụ về một hệ thống phân phối hàng tuần dựa trên 20 con nái/tuần (khoảng 460 con) với chi phí sản xuất 1 USD/kg và thật không may, thu nhập cũng đã giảm xuống còn 1 USD/kg. Do đó không thu được lợi nhuận. Nhưng nếu giảm số lượng heo, trong khi chi phí thức ăn giảm, thì tỷ suất lợi nhuận trên thức ăn vẫn giữ nguyên và lợi nhuận giảm xuống.

Qua đó, người nông dân cần phải thực hiện 6 nguyên tắc sau: Đảm bảo không lãng phí thực phẩm và trang trại chỉ lãng phí 10% thức ăn; Đảm bảo tất cả các chuồng đẻ của lứa heo đều kín bởi nếu bỏ trống, là mất đi 1.200 kg thịt heo; Áp dụng nguyên tắc cho quy trình chăn nuôi cùng vào - cùng ra, tức là toàn bộ heo cùng lứa hoặc cùng nhóm phải được nuôi nhốt ở cùng khu vực với cùng khoảng thời gian.. Mỗi lứa heo đảm bảo phải được nuôi trong các chuồng sạch sẽ và được bảo dưỡng tốt; Hoạt động ăn khớp với các lò mổ để tăng tối đa giá trị của thịt heo và đặt quản lý lợi nhuận đối với chi phí thức ăn lên hàng đầu.

Theo Vũ Đức/nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay12,426
  • Tháng hiện tại61,970
  • Tổng lượt truy cập83,117,965
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây