Học tập đạo đức HCM

8 thắc mắc về ASF

Thứ bảy - 17/11/2018 23:45
Hiểu rõ về dịch tả heo châu phi (ASF) là công cụ đầu tiên giúp người chăn nuôi ứng phó được dịch bệnh này.

Lịch sử ASF?

ASF được phát hiện lần đầu tiên tại Kenya vào năm 1921 và bám trụ dai dẳng tại lục địa châu Phi đến năm 1957. ASF được giấu kín suốt một thời gian dài nên virus này mới thoát được tầm kiểm soát của các công ty sức khỏe vật nuôi. Giai đoạn 1957 và thập niên 90, ASF xuất hiện ở miền Nam châu Âu, gồm Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cho đến khi bị tiêu diệt tại đây.

Bản đồ cho thấy sự lây lan của ASF trên khắp châu Âu Ảnh: Express.co.uk
Bản đồ cho thấy sự lây lan của ASF trên khắp châu Âu     Ảnh: Express.co.uk
 

ASF liên quan đến CSF?

Về dấu hiệu lâm sàng, ASF có triệu chứng bệnh như sốt, lờ đờ, khó thở, nôn mửa, ho, chảy nước mũi và nước mắt (viêm kết mạc), xuất huyết da và chết trong vòng 1 - 2 tuần. Một sự khác biệt giữa hai loại virus này là Dịch tả heo cổ điển (CSF) có thể có các dấu hiệu thần kinh, trong khi ASF dẫn đến tiêu chảy ra máu. Thông thường, muốn tìm ra loại virus nào trong số 2 loại virus này, cần phải có phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, hai virus này không liên quan nhau.

 

ASF tấn công động vật nào?

Heo nhà và heo rừng, cũng như  nhiều “anh em họ” gồm heo rừng Nam Phi và heo rừng châu Phi. Hai giống heo trên ở cận sa mạc Sahara, virus này đã trở thành bệnh địa phương - đây là hai loài chứa nguồn bệnh tiềm ẩn, chúng không có hoặc ít có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Ngoài ra, loài bọ ve mềm (Ornithodoros) có thể hoạt động như một trung gian lây bệnh. Những bọ ve này thường chỉ có ở vùng khí hậu cận nhiệt đới.

 

ASF có dễ lây nhiễm?

Vấn đề này vẫn đang được giới khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, khi tiếp xúc gần ở một giới hạn nào đó sẽ tạo điều kiện cần cho sự lây nhiễm. Virus ASF không được coi là siêu virus truyền nhiễm và không có khả năng đi xa trong không khí.

Tiếp xúc sau đây có thể dẫn đến lây nhiễm: Heo hoặc thịt heo bị nhiễm bệnh; Máu, các cơ quan, mô, các chất thải từ heo như phân, fomites bị nhiễm; Thịt hoặc các sản phẩm thịt bị nhiễm bệnh.

 

ASF có thể sống sót trên ổ chứa mầm bệnh trong bao lâu?

Virus ASF có khả năng kháng và tồn tại lâu trong môi trường và các sản phẩm thịt khác nhau, thậm chí virus mất màng ngoài nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm. ASF có thể tồn tại trong bọ ve nhiều năm và ở lại trên ổ chứa mầm bệnh suốt thời gian dài lên đến 1 năm hoặc lâu hơn. Ngoài ra, sự hiện diện của protein có thể giúp ASF tồn tại trong thời gian dài hơn. Nghiên cứu gần đây của Scott Dee (Mỹ) đã phát hiện ASF có nguy cơ lây nhiễm trong quá trình vận chuyển thức ăn chăn nuôi.

 

ASF sẽ trở thành một bệnh địa phương tại châu Âu?

Nga, cũng như một số nước Trung và Đông Âu, như Ba Lan và các quốc gia Baltic gặp nhiều khó khăn để loại bỏ virus ASF khỏi quần thể heo rừng. Tại đó, đã xuất hiện một tình trạng đặc hữu của virus trong quần thể heo rừng giống ở châu Phi. Từ những khu vực này, virus chỉ cần nhiễm vào không khí là có thể lây nhiễm cho đàn heo nơi khác.

Tuy nhiên, tại Séc, những nỗ lực tiêu diệt virus xung quanh thành phố Zlín đã thành công. Do đó, liệu ASF có trở thành loài đặc hữu, một bệnh địa phương ở một số quần thể hay không còn phụ thuộc vào môi trường mật độ heo rừng và áp lực virus. 

 

ASF có khả năng thay đổi đặc điểm cấu tạo?

ASF là một virus DNA lớn nên không thể thay đổi nhanh. Tại Tây Ban Nha, chỉ sau 30 năm lưu hành, một số biến thể của virus đã bị mất các yếu tố độc lực quan trọng và trở nên suy yếu. Nếu ASF thay đổi theo thời gian thì chỉ có thể xảy ra trong quần thể heo rừng, vì heo nhà sẽ bị tiêu hủy ngay khi ASF được tìm thấy trong đàn. Khi virus suy yếu thì các biến thể vẫn có khả năng lây nhiễm, nhưng nó không làm heo tử vong. Điều đó sẽ dẫn đến sự tồn tại lâu dài của virus trong sự hiện diện của các kháng thể.

 

Cần làm gì để tránh ASF?

An toàn sinh học là câu trả lời duy nhất. Theo đó, các cơ sở vật chất trong trang trại phải được đảm bảo; Xây dựng hàng rào xung quanh trang trại để tránh tiếp xúc với heo rừng; Không mang sản phẩm thịt từ bên ngoài vào trang trại; Công nhân phải vệ sinh và thay quần áo trước khi vào trại; Người lao động cần được tập huấn tốt về an toàn sinh học và có ý thức tuân thủ.


Tuấn Anh(Theo Pigprogress


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập505
  • Hôm nay55,897
  • Tháng hiện tại715,224
  • Tổng lượt truy cập93,092,888
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây