Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm phòng trị suyễn lợn

Thứ năm - 17/03/2016 22:14
Suyễn là bệnh thường hay xảy ra trên lợn nuôi (từ lợn nái đến lợn thịt hay lợn con), nhất là vụ đông xuân, lợn nuôi quá dày, chuồng nuôi có nhiều khí độc...

Bệnh không gây chết hàng loạt nên người chăn nuôi thường hay chủ quan. Tuy nhiên, khi lợn mắc bệnh thường bị còi cọc, chậm lớn, ăn nhiều không tăng cân… Qua nhiều mô hình trình diễn, khi giám sát, theo dõi và chỉ đạo kỹ thuật cho người nuôi, chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm về cách phòng trị bệnh suyễn lợn để người nuôi tham khảo:

+ Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh: Bệnh suyễn do vi khuẩn MH là trung gian giữa vi khuẩn và virus gây nên, có khả năng biến đổi ngoại hình liên tục. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). Lợn bị bệnh có nhiều dịch nhầy trên đường hô hấp (chảy nước mũi) tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh khác xâm nhập gây bệnh cho lợn. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa vật nuôi, mầm bệnh có thể gây ra bệnh viêm phế quản, viêm phổi dẫn đến teo phổi và tử vong.

+ Triệu chứng và bệnh tích: Tùy vào cơ địa của vật nuôi mà bệnh thường có 4 thể sau:

- Thể cấp tính (thường xảy ra trên lợn hơn 2 tháng tuổi): Lợn có biểu hiện sốt cao, nằm ủ rũ, ho (thường ho vào sáng sớm hoặc chiều muộn). Bệnh nặng làm vật nuôi ho cả ngày, thở mạnh, chảy nước mũi do nhiều dịch nhầy. Lợn có thể bị chết do suy kiệt, khó thở.

- Thể thứ cấp: Thường xảy ra ở lợn con theo mẹ hoặc lợn mẹ đang cho con bú. Triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở, há mồm ra thở.

- Thể mạn tính: Xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi lợn, triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở, hắt hơi, thở khò khè.

- Thể ẩn tính: Đối tượng chủ yếu là lợn vỗ béo hay lợn đực giống. Triệu chứng chủ yếu là ho, ho khàn. Đây là thể người nuôi rất khó có thể chẩn đoán bệnh, tuy nhiên mầm bệnh vẫn được phát tán ra môi trường nên có nguy cơ lây lan rất cao.

Bệnh tích: Hạch phổi có hiện tượng viêm sưng to hơn bình thường, có thể viêm rìa phổi, từng thùy phổi, không giống các bệnh khác gây xuất huyết toàn bộ phổi (bệnh dịch tả) hay có lớp màng màu đen bám dính với sườn (bệnh viêm phổi dính sườn)… Đặc điểm nổi bật của bệnh suyễn là các thùy phổi bị viêm ở 2 bên phổi đối xứng giống nhau.

+ Phòng và trị bệnh:

- Phòng bệnh: Cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên và luôn giữ ấm, khô ráo, phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần, kiểm soát nguồn gốc vật nuôi và vật nuôi ốm… Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Bảo đảm mật độ nuôi phù hợp.

Sử dụng vaccine phòng bệnh: Tiêm phòng định kỳ cho lợn sơ sinh, lợn nái và lợn hậu bị. Tốt nhất nên tiêm vaccine suyễn cho lợn sau sinh từ 7 - 10 ngày tuổi. Đối với lợn hậu bị tiêm phòng trước khi nhập lợn về trại.

- Điều trị: Cần kiểm soát tốt lợn ốm, lợn có biểu hiện bệnh, cách ly những lợn bị ho, khó thở để giảm tỷ lệ lây lan. Sử dụng một trong các kháng sinh trộn vào thức ăn cho cả đàn. Kháng sinh có hiệu lực cao là một trong các loại sau: Doxytylan (1 kg/800 - 100 kg thức ăn), Flopheniol (1 kg/800 - 100 kg thức ăn), Tylosin với liều 10 - 20 mg/kg TT…

Đối với những con lợn bị bệnh có thể áp dụng một số cách sau để điều trị: Dùng thuốc Gentatylosin (1 ml/8 - 10 kg thể trọng) + Dexa (1 ml/10kg thể trọng) tiêm liên tục 3 - 5 ngày. Hoặc dùng Flotylan (1 ml/10 - 12 kg thể trọng), tiêm cách nhật liên tục 3 - 4 mũi. Hay sử dụng Lincospectin hoặc thuốc Tylan (1 ml/10 kg thể trọng) tiêm liên tục 3 - 5 ngày.
 

nguồn: Báo Hải Dương

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập798
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm785
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,580
  • Tổng lượt truy cập93,159,244
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây