Học tập đạo đức HCM

Nâng cao thu nhập từ phát triển kinh tế vườn hộ

Thứ bảy - 06/05/2017 09:31
Trong những năm gần đây, kinh tế vườn đã chiếm một vị trí quan trọng và mang lại hiệu quả rất lớn đối với người nông dân, nếu so với trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi... thì kinh tế vườn đã vượt trội về mặt kỹ thuật sản xuất và hiệu quả kinh tế, sản xuất gắn với công nghệ hiện đại, có thị trường rộng lớn đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, lao động và tài nguyên sẵn có.
 Trừ những trường hợp nông dân có nhiều đất, tổ chức kinh doanh bằng nghề làm vườn, thì nhìn chung đại đa số nông dân ta mỗi hộ đều có từ 500-1500m2 quanh nhà. Chỉ với chừng đó diện tích, nhiều nơi người ta đã có thu hoạch chiếm 40-50% tổng số thu hoạch hàng năm của hộ, chưa kể có thể thu hoạch sản phẩm sử dụng cho bữa ăn hàng ngày không cần  phải mua ngoài chợ, tiết kiệm được tiền và thời gian đi chợ. Rất đáng tiếc là hiện nay số hộ biết sử dụng đất quanh nhà để làm vườn thâm canh, cho thu hoạch cao chưa nhiều. Phần đông mới chỉ tranh thủ trồng một số thứ cây theo ý thích và hiểu biết cá nhân của những người trong gia đình, thu hoạch được cái gì hay cái đó. Vì vậy, cải tạo loại “vườn tạp” này thành vườn thâm canh, có quy hoạch, thiết kế, làm đúng kỹ thuật, trồng những cây trồng và vật nuôi thích hợp, có giá trị  dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao là một trong những phương hướng quan trọng phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình nông dân hiện nay. Một trong những điển hình về phát triển kinh tế vườn hiện nay phải kể đến là xã Cẩm Trung huyện Cẩm xuyên, với mục tiêu xóa bỏ vườn tạp để tập trung phát triển cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và lao động tại địa phương, xã đã tập trung chú trọng phát triển cây dưa chuột và cây mướp đắng.

Xác định kinh tế vườn là một thế mạnh, là “đòn bẩy” để phát triển kinh tế, xã Cẩm Trung đã xây dựng quy hoạch theo từng vùng, chuyên canh, chuyên sâu và quy mô sản xuất lớn, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu. Sau khi nghiên cứu xã đã đưa cây dưa chuột và cây mướp đắng vào sản xuất tại vườn của các hộ dân với diện tích 8ha dưa chuột tập trung ở các thôn 6,7,8, 9,10,... và 10ha mướp đắng tập trung ở các thôn 1,2,4,5,.... Đến nay vùng trồng đã ổn định và cho thu nhập cao, với năng suất 15 tấn/ha giá bán 10.000 kg/dưa chuột, 15.000đ/kg mướp đắng  cho thu nhập từ 150 – 250 triệu đồng/ha.

Về thăm xã Cẩm Trung vào một ngày đầu tháng 3, khi những giàn dưa chuột và mướp đắng đang vào vụ thu hoạch, gặp gia đình ông Ngô Đức Phòng, trú tại thôn 6, xã Cẩm Trung, một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao tại địa phương, ông Phòng cho biết trước đây vườn nhà ông chỉ trồng một số loại rau phục vụ cho bữa ăn gia đình, sau khi có chủ trương của xã về cải tạo vườn tạp để trồng các loại rau chuyên canh tôi đã đưa cây dưa chuột vào trồng với diện tích 4 sào. Được xã hỗ trợ về mua giống, hướng dẫn kỹ thuật và hệ thống tưới tiêu thường xuyên nên 4 sào dưa chuột luôn phát triển tốt và cho thu nhập cao, riêng năm 2016 cho thu nhập gần 40 triệu đồng, đời sống gia đình tôi đã được nâng cao. Khác với các cây trồng khác, cây dưa chuột và mướp đắng trồng một lần có thể cho thu hoạch suốt nữa năm, thị trường tiêu thụ rộng lớn, các thương lái vào tận vườn để thu mua, đặc biệt 2 loại cây này rất phù hợp với nền đất cát, cát pha nơi đây.

Không chỉ phát triển theo quy mô hộ gia đình mà nhiều nông dân đã dám nghĩ dám làm, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và vận động nguồn lực từ gia đình để tập trung đầu tư lớn hơn vào kinh tế vườn hộ. Nhờ tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các lớp tập huấn của các ban, ngành tổ chức cùng với sự tích lũy được kinh nghiệm từ thực tế, nên các mô hình kinh tế vườn hộ ngày càng phát triển. Vì vậy mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, phong trào nông dân sản xuất giỏi ngày càng phát triển.

Phát triển kinh tế vườn hộ theo hướng chuyên canh là hướng đi đúng đắn, đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với cách làm truyền thống của người dân, đồng thời tận dụng được đất đai, lao động nhàn rỗi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
 
Theo Đặng Thị Thuận/sonongnghiephatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay25,845
  • Tháng hiện tại204,412
  • Tổng lượt truy cập90,267,805
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây