Học tập đạo đức HCM

Những kinh nghiệm nuôi thâm canh cá

Thứ bảy - 08/04/2017 20:27
Các kinh nghiệm của nhà nông như: “Cá nổi đầu nuôi lâu mới lớn"; "Đục nước béo cò”... đều là các chỉ dấu xấu với cá nuôi...

1. Quy hoạch ao phải “Trong kín có hở, trong nông có sâu, trong vuông có tròn”, có nghĩa:

+ Thành ao phải chắc chắn, đảm bảo nước không rò rỉ. Mặt ao thoáng sáng để thực vật phù du phát triển thuận lợi và cá dễ dàng nhìn thấy thức ăn khi kiếm mồi.

  + Đáy ao đào hình lòng chảo, thành ao dốc thoải sâu dần, có một vài đảo ngầm (mô đất dưới mặt nước) tạo điểm tựa cho cá vừa ăn vừa nghỉ, tránh tiêu hao năng lượng, tăng cường sức đề kháng.

+ Các góc ao bo tròn, tạo vòng lưu chuyển thức ăn cho cá ăn triệt để, tránh tù đọng gây ô nhiễm.

+ Ao cần có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện.

+ Ao cá nuôi thâm canh nên đào một số hầm (hườm) ở thành ao để cá trú rét, tránh nóng khi cần.

2. Xử lý ao: Sau khi thu hoạch cá cần tiêu rút hết nước và tiến hành trục vét bùn, phơi nắng đáy ao để giải phóng khí độc. Lớp bùn để lại sau vét dày 15cm là đạt yêu cầu.

3. Lấy màu nước: Trước thả cá bón 10 - 15kg vôi/100m2 (để diệt tạp) và 40 - 50kg phân chuồng ủ mục/100m2, sau đó đưa nước vào ao thấy nước chuyển màu lá chuối non là đạt yêu cầu.

4. Thả và nuôi cá: Cần chọn con giống khoẻ, bơi lội linh hoạt, không trầy xước, không dị hình và không mang mầm bệnh. Mật độ thả cá thích hợp khoảng 2 - 3 con/m2. Có thể nuôi lồng ghép cá chép, rô phi, trôi, mè, trắm với nhau. Trong đó, tỷ lệ nuôi thả giống cá chính chiếm 50% tổng đàn.

Định lượng cho cá ăn tháng thứ nhất bằng 10% trọng lượng thân cá/ngày, tháng thứ 2 bằng 8%, tháng thứ 3 bằng 6%, từ tháng thứ 4 trở đi cho cá ăn 4 - 5% trọng lượng thân cá/ngày.

Cần đầu tư máy sục khí cung cấp ô xy cho ao nuôi cá vào các thời điểm: Nắng nóng oi nồng, mưa nhiều, tối trời, lúc cho cá ăn và khi mật độ cá nuôi dày.

Phải cho cá ăn theo thời gian cố định trong ngày. Định kỳ 10 ngày bỏ đói cá 1 ngày (dừng cho ăn), để cá tận dụng thức ăn thừa, tránh ô nhiếm ao nuôi, giảm chi phí thức ăn.

Khi bỏ đói cá cần kết hợp gieo men xử lý đáy phòng ngừa nấm bệnh hại cá.

Ao nuôi cá càng gần tới kỳ thu hoạch càng dơ bẩn (do thức ăn thừa và phân cá thải loại), nên phải tăng cường xử lý ao bằng các chế phẩm sinh học chuyên dùng trong chăn nuôi cá.

Cần kiểm tra phòng trị kịp thời nấm bệnh hại trên cá, kết hợp bổ sung nước mới, tăng cường quạt nước cung cấp ô xy xuống ao. Nên tận dụng các thân lá chuối tiêu, lá xoan, lá dâu và lá cây diệp hạ châu… làm thức ăn thô xanh cho cá và giúp cá phòng ngừa dịch bệnh.

Định kỳ 3 - 5 ngày/1 tháng bổ sung Vitamin C cho cá ăn, giúp thải độc. Cá nhiễm bệnh phải tăng liều vitamin C và cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.

Khi thời tiết thay đổi hoặc gần vùng nuôi cá có dịch bệnh, phải bổ sung vitamin C, thuốc bổ và men tiêu hoá cho cá, để tăng cường sức đề kháng. Trường hợp phải dùng kháng sinh điều trị bệnh cho cá thì dừng bổ sung vitamin C vào thức ăn cho cá.

Nên sử dụng chế phẩm sinh học cho cải tạo ao để làm sạch nước và đáy ao, giảm lắng đọng bùn và các khí độc (NH3, H2S), ổn định màu nước và pH nước. Theo đó, cá sẽ luôn khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.

Chú ý: Nếu đã sử dụng các hóa chất (Formol, thuốc tím, phèn xanh, BKC…) tạt vào ao nuôi thì khoảng 2 - 3 ngày sau, cần sử dụng chế phẩm sinh  học khôi phục các vi sinh vật có lợi để cải thiện chất lượng nước, hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu đã sử dụng kháng sinh để trị bệnh thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh, cần dùng các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá, để khôi phục lại hệ men đường ruột, vì khi dùng thuốc kháng sinh sẽ giết chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hóa của cá.

Chọn mua Vitamin C và chế phẩm sinh học từ các cơ sở sản xuất có uy tín, khi sử dụng phải theo khuyến cáo ghi trên bao gói.

Bằng những kinh nghiệm nuôi thâm canh cá, anh Hoàng Quang Tuấn (xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), thường xuyên nuôi cá đạt năng suất 3,5kg cá thịt/m3 ao hồ mặt nước mỗi năm có thể coi là siêu cao sản.

Nguồn: Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập544
  • Hôm nay69,929
  • Tháng hiện tại806,039
  • Tổng lượt truy cập93,183,703
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây