Học tập đạo đức HCM

Quản lý chất lượng rau xanh: Còn nhiều lỗ hổng

Thứ ba - 16/07/2013 03:33
Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ NN&PTNT vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều mẫu rau ngót, mướp đắng tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép.
Tình trạng rau xanh mất an toàn tiếp tục tái diễn cho thấy, việc quản lý của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lỗ hổng.
 
Rau ngót, rau muống mất an toàn cao nhất

Kết quả kiểm tra an mướp đắng, rau ngót tiêu thụ tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Cục BVTV cho thấy, 7/25 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc BVTV vượt mức tối đa cho phép, chiếm 28% và 18/25 mẫu an toàn, chiếm 72%. Với mướp đắng, có 2/25 mẫu phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn cho phép, chiếm 8% và 23/25 mẫu an toàn, chiếm 92%. Theo nhận định của Cục BVTV, trong số các loại rau thì rau ngót, rau muống, rau ăn lá có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao nhất. Đối với các loại quả, thì nho tươi dẫn đầu về nguy cơ nhiễm chất bảo quản có dư lượng thuốc BVTV cao.


Chất lượng rau của HTX Yên Mỹ, huyện Thanh Trì được đảm bảo nhờ quản lý theo chuỗi.      
Ảnh: Quang Thiện
Trước những thông tin này, nhiều người tiêu dùng đã rất lo lắng. Chị Nguyễn Thu Quỳnh, đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) cho biết: "Tôi thấy rau ngót cũng dễ trồng nên nghĩ đây là loại rau khá an toàn, nên hầu như tuần nào nhà tôi cũng ăn vài bữa canh rau ngót. Nhưng, không ngờ cơ quan chức năng kiểm tra lại phát hiện tỷ lệ nhiễm thuốc BVTV cao như vậy".
Chúng tôi đang đề xuất triển khai tổ chức lại khâu dịch vụ ở cơ sở với các mô hình tổ dịch vụ chuyên về BVTV. Những người làm trong tổ dịch vụ này phải có hiểu biết về BVTV, hướng dẫn cho người nông dân. Thông qua đó có thể hạn chế được thuốc BVTV độc hại và kiểm soát được các công đoạn sản xuất.
Ông Nguyễn Xuân Hồng
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật
Ông Hoàng Văn Tùng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú An, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ cho biết, rau ngót là loại rau dễ trồng, cho thu hoạch quanh năm. Rau ngót chỉ có hai bệnh đáng chú ý là bệnh muội trắng và vàng lá. Đối với mướp đắng, chủ yếu cũng có hai loại sâu bệnh là sâu nhỏ và nhện đỏ. Theo quy trình an toàn thực phẩm, sau khi phun thuốc BVTV phải cách ly 7 - 10 ngày, nhưng nếu người dân thu hoạch sớm hơn thì việc rau nhiễm dư lượng thuốc BVTV là điều dễ hiểu.
Loay hoay với cách quản lý
Rau ngót, rau muống được người dân sử dụng hàng ngày nhưng đến nay, ngành nông nghiệp lại chưa có bất kỳ đề tài nào nghiên cứu về hai loại rau này. Theo ông Phạm Đồng Quảng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện nay, việc kiểm tra, giám sát của hệ thống khuyến nông chưa sâu sát đến hoạt động sản xuất của nông dân. Ở nhiều nơi, nông dân có thói quen chưa đến ngưỡng phải phun thuốc BVTV nhưng vẫn phun, vừa làm tăng chi phí, vừa gây nguy cơ an mất an toàn với nông sản.
Điều đang nói, càng kiểm tra, cơ quan chức năng càng phát hiện vi phạm, nhưng chính Cục BVTV cũng chưa có biện pháp xử lý tình trạng trên như thế nào. Lãnh đạo Cục BVTV cho biết, thời gian tới, Cục sẽ phối hợp với các địa phương tìm hiểu xem do quy trình sản xuất chưa phù hợp hay nông dân chưa có kinh nghiệm phòng chống các loại dịch hại trên các loại rau, củ, quả có nguy cơ cao này. Từ đó chấn chỉnh kịp thời và hướng dẫn cho người nông dân, địa phương tổ chức lại sản xuất.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận định, mặc dù các cơ quan, đơn vị đã vào cuộc nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý chất lượng an toàn nông sản. Do đó, thời gian tới, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố mất an toàn. Theo Bộ trưởng, cần xác định các sản phẩm, địa bàn có nguy cơ cao để tập trung triển khai quản lý, giám sát chất lượng theo chuỗi mới đảm bảo hiệu quả.

Thiện Quang (theo: ktdt.com.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập229
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại788,561
  • Tổng lượt truy cập91,962,290
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây