Học tập đạo đức HCM

Cách làm mới trong cấp nước sạch nông thôn

Thứ bảy - 28/09/2013 23:17
Ðể đạt được mục tiêu 85% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015, những năm qua, ngoài nguồn kinh phí đầu tư từ Trung ương, ngành nước sạch đã huy động và kêu gọi nhiều nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế và cả doanh nghiệp trong nước tham gia xây dựng các công trình nước sạch cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

 

Ðáng chú ý, một số địa phương đã triển khai thành công các mô hình xã hội hóa cấp nước sạch nông thôn, được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới để người nông dân nghèo được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Cách làm mới

 Dân số gia tăng, sự phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu... đã làm nguồn nước sạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Hiện nay, cả nước có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% số dân) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Trung bình, mỗi năm có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; gần 200 nghìn người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước.

 Trong vài năm trở lại đây, một số trung tâm cấp nước đã mạnh dạn chuyển đổi một phần sang công ty cổ phần và bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Ðiều khác biệt giữa các công ty cổ phần với các trung tâm cấp nước sạch theo chương trình mục tiêu quốc gia là gắn kết được trách nhiệm của cơ quan cấp nước với đồng vốn được đầu tư. Theo đó, việc quản lý sau khi công trình đi vào hoạt động được quan tâm hơn, có nguồn kinh phí để sẵn sàng duy tu, sửa chữa khi có hỏng hóc xảy ra.

 Ðến thôn Trung Phu, xã Liên Bảo (Vụ Bản, Nam Ðịnh), chúng tôi được biết, 100% số dân nơi đây đã được sử dụng nguồn nước sạch của Nhà máy nước Liên Bảo - một trong số 15 nhà máy cấp nước thuộc Công ty CP nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Ðịnh. Với người dân nơi đây, nước sạch đã làm thay đổi bộ mặt của làng quê. Dẫn chúng tôi xem công trình phụ và bể nước đổi mầu vàng, vết tích của một thời sử dụng nước giếng, ông Phạm Văn Sinh cho biết, gia đình cũng như người dân thôn Trung Phu rất vui mừng vì được sử dụng nước sạch.

Từ ngày có nước sạch, gia đình có bốn nhân khẩu, trung bình mỗi tháng sử dụng hết 12 m3, với giá gần 80 nghìn đồng. Chúng tôi thật sự rất yên tâm vì chất lượng nước cũng như thái độ phục vụ của nhân viên kỹ thuật nhà máy, tuy nhiên, giá nước như vậy là hơi cao so với thu nhập của người dân nông thôn. Cũng giống như Liên Bảo, Nhà máy nước Nghĩa An, huyện Nam Trực cấp nước cho gần 11 nghìn hộ dân của sáu xã, đạt 95% số hộ dân trong vùng dự án. Ông Mai Ðại Học, thôn An Lá, xã Nghĩa An hồ hởi nói, từ ngày có nước sạch, sức khỏe của gia đình ông được cải thiện hẳn, không còn bệnh tiêu chảy và đau mắt như khi dùng nước ao và giếng khoan trước đây.

 Chia sẻ những kết quả đạt được, Giám đốc Công ty CP nước sạch và vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh Vương Duy Nam cho biết, từ năm 2008, tỉnh được chọn triển khai thí điểm Dự án "Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng" giai đoạn 1, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), góp phần cải thiện điều kiện sống và giảm nghèo cho cộng đồng cư dân nông thôn. Tham gia dự án, tỉnh được cấp hơn 33,7 triệu USD. Toàn bộ nguồn vốn được dùng vào một số việc xây dựng các nhà máy cung cấp nước sạch tại các xã, truyền thông nâng cao nhận thức và hành vi thông qua hoạt động của Quỹ quay vòng, xây dựng các công trình nhà bếp, nhà vệ sinh khép kín và thu gom rác thải tại cộng đồng.

Trong sáu tháng đầu năm 2013, công ty đã cấp nước sạch cho 74.549 hộ dân nông thôn, với giá nước bình quân 6.600 đồng/m3. Giám đốc Vương Duy Nam cho biết thêm, mô hình cấp nước sạch liên xã đã và đang phát huy nhiều lợi thế như: Khai thác hiệu quả nguồn nước mặt tại các sông lớn để xử lý thành nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân vùng bị nhiễm a-sen; giảm 20 đến 30% chi phí đầu tư, cho nên giá thành hạ nhưng vẫn bảo đảm chất lượng do có điều kiện áp dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến.

 Về Hải Dương, một trong bốn tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng tham gia dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn sử dụng nguồn vốn vay WB hiệu quả. Trao đổi ý kiến với chúng tôi về những chính sách ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng khi tham gia lĩnh vực kinh doanh nước sạch nông thôn, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương Vũ Văn Ðại khẳng định: Do các tập thể, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp nước sạch nông thôn đều được miễn giảm thuế thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp, cho nên hầu hết các công ty, nhà máy cấp nước sinh hoạt tại địa phương đều đã xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Còn theo Giám đốc Nhà máy nước sạch Thành Ðạt (nhà máy 100% vốn tư nhân, đặt trên địa bàn xã Kim Ðình, huyện Kim Thành) Nguyễn Hồng Nam: Hiện nhà máy đang cấp 2.000 m3 nước/ngày, phục vụ bốn xã, với khoảng 3.000 hộ. Phấn đấu đến năm 2015 toàn bộ số dân bốn xã còn lại sẽ được sử dụng nguồn nước của nhà máy.

 Quản lý tốt sau đầu tư

 Mô hình quản lý của bốn công ty cấp nước và vệ sinh nông thôn thí điểm tại bốn tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng là một thay đổi lớn trong chính sách quản lý sau đầu tư của các công trình cấp nước sạch nông thôn. Hiện nay, cả bốn công ty hoạt động thu đủ bù chi và bước đầu trả được nguồn vốn vay WB, hoạt động khá hiệu quả, bền vững, chuyên nghiệp trong cung cấp nguồn nước sạch an toàn, ổn định cho người dân nông thôn. Ðặc biệt, công tác tuyên truyền tốt đã làm thay đổi hành vi vệ sinh, sử dụng các công trình cấp nước sạch ở 165 xã thuộc vùng dự án. Kết quả trên đã vượt cao hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu là 120 xã.

 Kết quả thực hiện giai đoạn 1 Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng tại bốn tỉnh Nam Ðịnh, Hải Dương, Thái Bình và Ninh Bình đã cấp nước sạch cho hơn 1,1 triệu người. Hầu hết số hộ nghèo tại các xã vùng dự án đã được tiếp cận nguồn nước sạch. Trước những thành công bước đầu, vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ) đã chính thức ký Hiệp định tín dụng với Hiệp hội Phát triển quốc tế (WB) về việc WB cho Việt Nam vay ưu đãi 200 triệu USD trong thời gian 20 năm để thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên những kết quả đã đạt được của bốn tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tám tỉnh được nhân rộng tiếp theo là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam và Thanh Hóa, trong thời gian từ năm 2013 đến 2017.

 Việc chọn tám tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả đạt được của bốn tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng là một bước đột phá, tạo đà phủ kín mạng lưới cấp nước, giúp người dân nông thôn các vùng đồng bằng được sử dụng nước sạch đúng tiêu chuẩn. Giám đốc Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Lê Thiếu Sơn cho biết, hiện nay, tỷ lệ tiếp cận nước và vệ sinh tại tám tỉnh trên còn thấp, ước tính mới đạt 35 đến 58%. Mục tiêu của chương trình là hướng đến xây dựng, cải tạo điều kiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh trực tiếp cho hơn 1,7 triệu người dân tại 240 xã và các vùng lân cận. Theo đó xây dựng 340 nghìn điểm đấu nối cấp nước tới các hộ gia đình thông qua hệ thống cấp nước tập trung.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, các mô hình được áp dụng đã mang lại những hiệu quả đáng kể, đáp ứng được bước đầu nhu cầu dùng nước của người dân. Tuy nhiên, hiệu quả cấp nước đến từng hộ gia đình vẫn chưa cao, có nhiều vấn đề thiếu sót, thất thoát xảy ra. Vì vậy, làm thế nào để khắc phục được nhược điểm việc quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước tới người dân linh hoạt và hợp lý hơn, đặc biệt phù hợp điều kiện cụ thể ở từng vùng nông thôn? Trăn trở về vấn đề này, anh Vũ Hồng Hà, cán bộ phòng kế hoạch Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho biết, mặc dù thời gian qua nhiều công trình cấp nước đã được xây dựng bằng các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn vốn vay ưu đãi của WB, từ ngân sách của địa phương, nhưng có một nguồn lực vẫn chưa được sử dụng tương xứng với tiềm năng. Ðó là sự vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp tư nhân. Muốn vậy, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi hơn để mời gọi, tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh nước sạch. Một chiến lược mang tính bền vững, thì việc huy động nội lực là vấn đề cần tính đến. Bởi nguồn vốn tư nhân có thể huy động được số lượng lớn. Song hành với đó, các trung tâm sẽ kết hợp doanh nghiệp tư nhân thành lập các phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, quản lý,vận hành và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, như vậy việc quản lý sau đầu tư mới đạt hiệu quả cao, phục vụ người dân được tốt hơn.

BÀI, ẢNH: NGỌC HẢO VÀ SƠN OANH
Nguồn nhandan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại832,569
  • Tổng lượt truy cập92,006,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây