Học tập đạo đức HCM

Cẩm Xuyên cần có các giải pháp chiến lược trong phát triển nghề nấm

Thứ ba - 23/07/2013 22:04

Cẩm Xuyên cần có các giải pháp chiến lược trong phát triển nghề nấm

Thực hiện chương trình MTGQ xây dựng NTM cấp ủy, chính quyền huyện Cẩm Xuyên đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình kinh tế mới cho thu nhập cao. Trong đó nghề sản xuất nấm sò sau hai tháng triển khai trên địa bàn đã đưa lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho các hộ dân nhưng điều khó khăn hiện nay chính là đầu ra cho sản phẩm.

 
Nấm sò là loại giống mới được đưa vào khảo nghiệm trên địa bàn nhưng do nắm vững quy trình chăm sóc sau hai tháng mô hình nấm của chị Hoàng Thị Hạnh xã Cẩm Huy phát triển tốt và cho năng suất khá cao. Với 1500 bịch nấm sò giống trung bình mỗi ngày chị thu hoạch trên 20 kg nấm tươi. Hiện nay trên thị trường mỗi kg nấm sò tươi có giá từ 25 - 30 ngàn đồng. Trồng nấm đưa lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều chị em hội viên đã đến học tập trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất hiện nay chính là đầu ra cho sản phẩm. Vì nấm thu hoạch mỗi ngày ra đến đâu hái đến đó và phải được bán ngay không bản quản tươi được lâu trong khi trên địa bàn huyện không có điểm để nhập, thu gom chế biến nấm nên chị rất tốn kém trong thuê nhân công đi chợ bán nên lời lãi không được là bao. Chị hoàng Thị Hạnh, Chủ tịch Hội nông dân xã Cẩm Huy cho biết thêm: Xây dựng mô hình sản xuất nấm sò gia đình tôi được hỗ trợ hoàn toàn về giống, được tập huấn kỷ thuật và  hỗ trợ về một phần xây dựng công trình nên rất phấn khởi. Sản xuất nấm có nhiều thuận lợi tuy nhiên vấn đề đầu ra cho sản phẩm nấm hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.  Thời gian tới mong muốn các ban ngành liên quan cần có các giải pháp hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ sản phẩm.
 
 
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh huyện Cẩm Xuyên 10 mô hình xây dựng thí điểm sản xuất nấm tại địa bàn của 9 xã, thị  trấn. Theo kế hoạch huyện đưa vào sản xuất 80 nghìn bịch nấm sò. Mặc dù đây là vụ nấm trái mùa nhưng qua qúa trình khảo nghiệm tại các mô hình thấy nấm phát triển tốt cho năng suất đạt khá cao bằng 60-70 % nấm chính vụ.  Hiện nay, trung bình trên địa bàn huyện mỗi ngày sản xuất được 3-4 tạ nấm. Nấm cho năng suất khá cao nhưng thị trường tiêu thụ khó khăn.  Nguồn nấm sản xuất được các hộ tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức bán lẻ ở các chợ, trong khi người tiêu dùng chưa quen dùng loại nấm sò nên mất nhiêu thời gian nhân công lao động và không mang tính bền vững. Đặc biệt khi  nấm ở giai đoạn chính vụ cho năng suất đạt cao và khi mô hình nấm được nhân rộng nhiều trên địa bàn thì thị trường đầu ra mới là nhân tố cần quan tâm bước đầu. Ông Lê Văn Danh, giám đốc trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: Qua khảo nghiệm một số mô hình trên địa bàn của 9 xã, thị trấn gồm: Cẩm Huy, Cẩm Thăng, Cẩm Yên, Cẩm Nam, Thị Trấn Thiên Cầm,Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Vinh, Cẩm lạc thấy nấm thích hợp với nguồn nước và điều kiện tự nhiên, cho năng suất khá cao. Từ thành công của những mô hình này chúng tôi sẽ triển khai và nhân rộng sản xuất nấm trên địa bàn huyện. Còn vấn đề đầu ra cho sản phẩm nấm nghành chức năng sẽ tham mưu cho địa phương sẽ có những giải pháp thích hợp cùng nông dân tháo gỡ khó khăn. 
 
Hiệu quả kinh tế từ trồng nấm thì đã rõ nhưng để nghề làm nấm trở thành một nghề mới mang tính bền vững thì bài toán đặt ra cho cấp ủy chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng cũng như người sản xuất nấm chính là đầu ra ổn định cho sản phẩm. Vì vậy hơn lúc nào hết các ngành các cấp cần tìm ra các giải pháp có tính chiến lược trong phát triển nghề nấm để nông dân yên tâm gắn bó với nghề sản xuât nấm.
Hoài Thương
(Đài Cẩm Xuyên )
 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm327
  • Hôm nay46,675
  • Tháng hiện tại821,953
  • Tổng lượt truy cập91,995,682
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây