Học tập đạo đức HCM

Chống phân bón giả: Cơ chế đã có, cần hành động quyết liệt

Thứ tư - 18/06/2014 11:26
Nghị định số 202/2013/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ đầu năm 2014 được đánh giá là cơ chế pháp lý đột phá để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón đi vào nền nếp, đặc biệt là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng hoành hành thời gian dài trên thị trường.

Sáng 18/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì Hội thảo quốc gia thực hiện Nghị định 202/NĐ-CP về quản lý phân bón và chiến lược phát triển nông thôn bền vững với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội phân bón, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón và đại diện hộ nông dân.

Hiệu ứng tích cực của Nghị định 202

Theo đánh giá tại Hội thảo, Nghị định 202/2013/NĐ-CP là một bước tiến rất xa so với các Nghị định cũ về quản lý phân bón. Với các quy định của Nghị định 202, ngành sản xuất phân bón đã trở thành ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện thay vì việc thả nổi, để xảy ra không ít tình trạng lợi dụng buôn bán, kinh doanh phân bón giả và kém chất lượng.

Sự ra đời của Nghị định này đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện về sản xuất, điều kiện về kinh doanh và cả nhập khẩu, tạo sự quản lý thống nhất đối với mặt hàng có tính nhạy cảm, quan trọng trong bài toán an ninh lương thực và cuộc sống của 15 triệu hộ nông dân cả nước. Cùng với đó, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp tiếp tục tạo những chế tài mạnh mẽ hơn, “đánh” vào hành vi vi phạm sản xuất và cung ứng phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Số liệu từ lực lượng quản lý thị trường cho biết, nếu như năm 2013 được coi là đỉnh điểm của tình trạng phân bón giả hoành hành với 1.483 vụ vi phạm bị phát hiện (tăng 31% so với năm trước), hơn 1.000 tấn sản phẩm bị tịch thu, thì trong những tháng đầu năm 2014, số vụ vi phạm, lượng hàng hóa trái phép đã giảm còn khoảng 1/4.

Bộ Công Thương cũng cho biết, cân đối cung cầu mặt hàng phân bón năm 2014 cũng đang ở trạng thái ổn  định, các đơn vị sản xuất đạt khoảng trên 8 triệu tấn, đáp ứng khoảng trên 80% nhu cầu trong nước. Nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới dồi dào, giá có xu hướng giảm. Trên cơ sở đó có đủ điều kiện để ổn định thị trường phân bón trong nước.

Bên cạnh việc hưởng ứng những tín hiệu tích cực của thị trường sau khi có Nghị định số 202, các ý kiến tại Hội thảo cũng kiến nghị một số vấn đề còn vướng mắc để các quy định Nghị định đi vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn. Đó là việc chậm có các Thông tư hướng dẫn, dẫn tới việc chưa có quy định cụ thể về quy chuẩn, tiêu chuẩn, mức sai số cho phép đối với mỗi loại phân bón để có căn cứ xác định phân bón đạt chất lượng hay chưa, quy định về thẩm quyền quản lý thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh... Các doanh nghiệp cũng trông mong có hướng dẫn cụ thể điều kiện về sản xuất, kinh doanh phân bón, nhập khẩu phân bón và công bố các phòng thí nghiệm đủ điều kiện để phân tích, đánh giá phân bón.

Đại diện một đơn vị chuyên doanh phân bón nêu ví dụ bằng các hình ảnh quảng cáo cụ thể, do chưa có quy định hướng dẫn nên nhiều sản phẩm phân bón hiện nay vẫn tồn tại tình trạng “nhập nhèm” trong việc ghi chú thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm... mà người tiêu dùng rất khó để nhận biết.  

Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Phân biệt rõ về chất lượng, chế tài nặng với các vi phạm

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Chính phủ đặc biệt quan tâm tới vấn đề quản lý phân bón – mặt hàng có vai trò quan trọng trong bài toán an ninh năng lượng quốc gia cũng như liên quan đến đời sống sản xuất của hàng chục triệu hộ nông dân trong cả nước. Chủ trương là đảm bảo nguồn cung ổn định, chất lượng phù hợp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất để phát triển nông nghiệp bền vững.

Phó Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực trong quản lý, đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, đưa ngành phân bón trong nước luôn đảm bảo được tính chủ động, chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt, trong những thời điểm khó khăn đã có những bước điều chỉnh, hợp tác chia sẻ cũng nông dân, đưa sản lượng nông sản, lượng thực tăng trưởng ổn định qua từng năm.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ những bất cập còn hiện hữu trong việc quản lý, cân đối cung cầu thị trường phân bón hiện nay. Đặc biệt là tình trạng sản xuất, kinh doanh, nhập lậu phân bón giả, phân bón kém chất lượng, “nhập nhằng” trong chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm gây thiệt hại cho nông dân.

“Sau khi có những cơ chế mạnh như Nghị định 202, Nghị định 163, tình trạng vi phạm có giảm đi nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn. Con số gần 100 tấn hàng phân bón giả bị phát hiện, tịch thu riêng trong quý I năm nay vẫn là số lượng đáng kể”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Trên cơ  sở này, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, hiệp hội hữu trách tiếp thu đầy đủ những ý kiến, phản ánh, kiến nghị từ các lực lượng quản lý thị trường, doanh nghiệp, đại diện hộ nông dân. Trước hết, trong tháng 7 tới khẩn trương hoàn thiện, ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định 202 để có các tiêu chuẩn kỹ thuật đầy đủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vừa đảm bảo ổn định sản xuất, quản lý chất lượng phù hợp. 

Thời gian tới, các lực lượng tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong sản xuất, vận chuyển, kinh doanh phân bón. Phó Thủ tướng lưu ý, thẩm quyền và các chế tài đều đã được quy định rõ và các lực lượng chức năng căn cứ quy định triển khai quyết liệt, xử lý nghiêm, mạnh tay hơn nữa đối với các hành vi vi phạm. “Nếu phạt tiền chưa đủ sức răn đe thì xem xét rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn những đối tượng vi phạm theo quy định”, Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân phân biệt, sử dụng đúng chủng loại, chất lượng sản phẩm phân bón phù hợp, chung tay đẩy lùi những sản phẩm nhái, sản phẩm kém chất lượng, nhập lậu./.

Nguyên Linh
Theo chinhphu.vn

 Tags: phân bón

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập474
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại745,354
  • Tổng lượt truy cập93,123,018
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây