Học tập đạo đức HCM

Kiểm soát chặt chất lượng hải sản, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chủ nhật - 29/05/2016 23:42

Kiểm soát chặt chất lượng hải sản, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đến thời điểm này, các chỉ số môi trường biển đã ổn định; các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) các mẫu hải sản đã trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, tâm lý người tiêu dùng vẫn còn rất nghi ngại về chất lượng hải sản.

Để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện với ông Phan Văn Dũng – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản (Sở NN&PTNT).

kiem soat chat chat luong hai san bao ve quyen loi nguoi tieu dung

Cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra chất lượng hải sản tại các điểm bán an toàn

 -  Xin ông cho biết, trước sự cố môi trường vừa qua, ngành Nông nghiệp đã kiểm soát chất lượng hải sản như thế nào?

Ngay sau khi có hiện tượng cá chết bất thường trên diện rộng, để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và giúp ngư dân tiêu thụ hải sản để tiếp tục bám biển, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, Chi cục Quản lý nông, lâm và thủy sản đã khẩn trương cấp giấy chứng nhận khai thác hải sản xa bờ và cung cấp, dán tem chứng nhận hải sản được đánh bắt ở vùng an toàn kịp thời cho ngư dân.

Đồng thời, tiến hành làm việc với các kho đông lạnh trên địa bàn có nguồn dự trữ lớn để kiểm tra nguồn gốc các lô hàng, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn cho hải sản đông lạnh đảm bảo ATVSTP; về vấn đề thu mua hải sản cho ngư dân theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Tính đến thời điểm này, Chi cục Quản lý nông, lâm và thủy sản đã cấp 519 giấy chứng nhận sản phẩm an toàn cho 51 lô hàng thủy, hải sản với khối lượng 465 tấn.

Đối với các điểm bán lẻ (do Sở Công thương quản lý), cấp giấy chứng nhận và tem theo lô hàng, trong đó, ghi rõ các thông tin về tên chủ hộ, nguồn gốc, số lượng sản phẩm, tên người bán hàng và khối lượng lô hàng nhận về. Trong đợt này, các kho đông lạnh trên địa bàn đã thu mua khoảng 200 tấn. Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản thực hiện giám sát chặt chẽ, lấy mẫu từng lô hàng gửi phân tích các chỉ số đảm bảo ATVSTP.

- Đến thời điểm này, người tiêu dùng đã có thể yên tâm với chất lượng hải sản đánh bắt hàng ngày trên biển, thưa ông?

Từ khi xảy ra sự cố môi trường, cùng với Chi cục đảm bảo VSATTP Sở Y tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Sở NN&PTNT liên tục lấy các mẫu hải sản trên địa bàn gửi các trung tâm kiểm nghiệm chất lượng VSATTP ở trung ương phân tích các chỉ số ATVSTP. Qua theo dõi kết quả phân tích mà chi cục đã trực tiếp lấy cho thấy, các mẫu có các chỉ số đảm bảo ATVSTP ngày một tăng. Đến thời điểm này, có thể khẳng định, các chỉ số đã trở lại hoàn toàn bình thường như khi chưa xảy ra sự cố môi trường.

Cụ thể, ngày 24/4, chi cục tiến hành lấy 27 mẫu hải sản, kết quả phân tích chỉ có 4 mẫu an toàn, còn lại tất cả các mẫu có nhiễm kim loại nặng. Ngày 27/4, chi cục tiếp tục lấy 25 mẫu phân tích thì đã có đến 13 mẫu an toàn. Ngày 30/4, lấy 17 cũng đã có đến 13 mẫu an toàn. Ngày 13/5, chi cục tiếp tục lấy 12 mẫu và gửi ra trung ương phân tích, kết quả 10/12 mẫu đảm bảo các chỉ số ATVSTP. Và từ đó đến nay, tất cả các mẫu hải sản được lấy trên các vùng biển Hà Tĩnh gửi ra trung ương phân tích cơ bản đều đảm bảo các chỉ số ATVSTP theo quy định; chỉ còn 1 hoặc 2 mẫu còn có chỉ số vượt ngưỡng nhưng với mức độ rất nhẹ. Điều này cũng rất đương nhiên vì kể cả những khi bình thường nhất, trong các mẫu hải sản cũng có thể có kết quả đó xảy ra.

Đối chiếu sự ổn định trở lại của các mẫu hải sản với kết quả phân tích các mẫu muối của Sở NN&PTNT và kết quả phân tích các mẫu nước biển của Sở TN&MT trong thời gian gần đây đều rất tương đồng.

Tiếp tục đảm bảo chất lượng ATVSTP cho người tiêu dùng cũng như để bà con yên tâm dùng hải sản, đưa thị trường trở lại hoạt động bình thường, cùng với các ngành chức năng liên quan, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tiếp tục triển khai lấy mẫu hải sản và theo dõi các chỉ số đảm bảo ATVSTP liên tục trong 3 tháng tới, thực hiện khuyến cáo kịp thời với ngư dân và người tiêu dùng.

Theo Biện Nhung/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập457
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,205
  • Tổng lượt truy cập92,031,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây