Học tập đạo đức HCM

Nâng sức cạnh tranh trong chăn nuôi Bò

Thứ năm - 08/08/2013 06:10
Sau hơn 20 năm thực hiện thụ tinh nhân tạo bằng công nghệ hiện đại trên gia súc, tỉ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cái mới chỉ đạt 21%, trong khi mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là thụ tinh nhân tạo bò phải đạt 80%.
 
* Phóng viên: Xin ông cho biết về hiệu quả của việc thụ tinh nhân tạo cho bò? 
 
Tiến sĩ Lê Văn Thông: Thụ tinh nhân tạo gia súc là biện pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất trong nhân giống, cải tạo đàn giống, việc thụ tinh nhân tạo bò góp phần tăng nhanh tiến bộ di truyền và tăng cao năng suất thịt, sữa khai thác triệt để thị trường trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, từng bước hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi bò. Hiện nay cả nước có một cơ sở sản xuất tinh bò đông lạnh là Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa thuộc Trung tâm gia súc lớn Trung ương. 
 
Ngoài Trạm Môncađa còn có các cơ sở cung ứng vật tư thụ tinh nhân tạo ở các vùng, các đơn vị cấp 1 về tiêu thụ tinh bò đông lạnh từ Bắc vào Nam đảm nhiệm việc triển khai và cung ứng vật tư kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu, bò cho 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. 
 
Việc thụ tinh nhân tạo khắc phục được sự chênh lệch tầm vóc, trọng lượng cơ thể so với phối giống tự nhiên. Đồng thời, tránh được những bệnh lây lan trực tiếp qua đường phối giống tự nhiên. Bên cạnh đó, việc thụ tinh nhân tạo giúp tăng nhanh về tiến bộ di truyền và cải tiến giống Bò góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt sữa và tăng hiệu quả kinh tế. 
 
Ngoài ra, việc thụ tinh nhân tạo sẽ hiệu quả hơn so với việc phối giống trực tiếp, nếu so sánh thì bò thụ tinh nhân tạo sẽ hơn bò cùng loại phối giống trực tiếp khi 24 tháng tuổi từ 80 - 120 kg thịt, còn lợi nhuận một con bê lai hơn con bê nội lúc 12 tháng tuổi khoảng 5 triệu đồng vì thụ tinh nhân tạo thì tinh của con bố là giống ngoại thuần chủng sẽ hơn con bố nhảy trực tiếp là con bò lai, thậm chí là con bò nội do tầm vóc và khả năng cho thịt kém. 
 
* Phóng viênÔng đánh giá thế nào về chất lượng thụ tinh nhân tạo bò ở Việt Nam hiện nay ? 
 
Tiến sĩ Lê Văn Thông: Hiện tại, thụ tinh nhân tạo bò ở nước ta đang sử dụng dây truyền sản xuất tinh cọng rạ, đây là biện pháp kỹ thuật tiên tiến để đẩy nhanh tiến bộ di truyền nhưng tỉ lệ thụ tinh nhân tạo mới chỉ đạt 21% do việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo chưa được rộng rãi, chi phí thụ tinh lớn từ 250.000 – 300.000 đồng/lần, đội ngũ cán bộ kỹ thuật dẫn tinh viên chưa cao… Bên cạnh đó, do không phát hiện chính xác thời điểm phối giống thích hợp và phụ thuộc tay nghề của một số dẫn tinh viên nên tỷ lệ thụ thai thấp hơn so với phối giống tự nhiên. 
 
Các thiết bị chuyên dụng như bình ni tơ bảo quản tinh, súng bắn tinh, dụng cụ thụ tinh nhân tạo bò… để thực hiện thụ tinh nhân tạo khó thực hiện ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, cơ cấu đàn ít nên tỷ lệ bò cái được truyền tinh nhân tạo hàng năm còn hạn chế. Trong số 21% bò cái được thụ tinh nhân tạo thì Trung tâm gia súc lớn Trung ương chiếm tới 90% thị phần tiêu thụ tinh còn lại là sử dụng tinh nhập khẩu. 
 
Tất cả bò đực giống tại Trung tâm là giống thuần chủng cao sản, nguồn gốc ngoại nhập được chọn lọc thông qua kiểm tra năng suất cá thể và kiểm tra qua đời sau, có nguồn gen tốt, lý lịch rõ ràng, có tiềm năng năng suất cao, ổn định được Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm định đạt tiêu chuẩn theo quy định để sản xuất tinh bò đông lạnh. 
 
Từ năm 2008 – 2012, Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương đã làm chủ công nghệ và sản xuất tinh trâu, bò đông lạnh từ những con trâu, bò đực giống chuyên sữa, chuyên thịt cao sản từ những nước có nền chăn nuôi tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Australia, đạt từ 500.000 liều – 1.000.000 liều tinh/năm. Theo đánh giá, chất lượng tinh của Trung tâm sản xuất không kém chất lượng tinh nhập ngoại, ngang tầm quốc tế nhưng giá thành rẻ bằng 1/10 so với giá nhập khẩu. 
 
Qua quá trình sản xuất, triển khai thực tế tinh bò đông lạnh, Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng giải Bông lúa Vàng Việt Nam năm 2012. Dự kiến, trong năm tới, Trung tâm tiếp tục phát triển, nghiên cứu để tăng số lượng, chất lượng tinh cũng như cơ cấu chủng loại để đáp ứng cho việc thụ tinh nhân tạo trên gia súc lớn. 
 
Phóng viênTheo ông, phải làm gì để đẩy mạnh việc thụ tinh nhân tạo bò trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu đã đề ra? 
 
Tiến sĩ Lê Văn Thông: Thụ tinh nhân tạo hiện đang gặp khó khăn do nội dung Thông tư 11/2012/TTLT-BTC-BNN liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay thế Thông tư 15/2007 thì Thông tư 11 bất cập, không nói đến cơ chế cung cấp, hỗ trợ tinh ni-tơ, vật tư trong khi Thông tư 15 đầy đủ nên đây cũng là khó khăn trong triển khai thực hiện. 
 
Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương khi là đơn vị sự nghiệp thì khép kín từ sản xuất, bảo quản đến tiêu thụ từ Trung ương đến địa phương nhưng nay chuyển một phần sang dịch vụ nên quản lý, giám sát, triển khai cũng khó khăn hơn. 
 
Ngoài ra, yêu cầu mỗi địa phương cũng khác do có tỉnh này giao cho Trung tâm Khuyến nông, có tỉnh kia thì giao cho Thú y hoặc có tỉnh thì giao cho Trung tâm giống… Do không có định hướng của nhà nước nên việc đẩy mạnh phát triển thụ tinh nhân tạo gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do thiếu đội ngũ dẫn tinh viên chuyên môn sâu, máy móc, thiết bị… nên việc thụ tinh nhân tạo vẫn gặp khó khăn đặc biệt là những địa bàn vùng sâu, vùng xa và cơ cấu đàn không nhiều, lẻ tẻ… 
 
Đặc biệt, để đẩy mạnh thụ tinh nhân tạo bò trong thời gian tới, theo tôi các tỉnh cần có cơ chế, chính sách cũng như nguồn kinh phí để hỗ trợ. Thực tế, việc thụ tinh nhân tạo không đồng đều trên cả nước do tỉnh nào có cơ chế chính sách thì tỉnh đó làm tốt thụ tinh nhân tạo còn tỉnh nào không có cơ chế thì không làm được, điển hình là các tỉnh miền núi phía Bắc, giao thông đi lại khó khăn, đàn bò ít lại rải rác nên rất khó làm thụ tinh nhân tạo. 
 
Đáng chú ý, với mức chi phí thụ tinh nhân tạo khoảng 250.000 – 300.000 đồng/lần (liều tinh) thực hiện thụ tinh nhân tạo, mà nhiều khi không phải chỉ thụ tinh một lần thành công nên không có cơ chế hỗ trợ thì người chăn nuôi rất khó khăn. Đồng thời, nhà nước cũng cần có cơ chế, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc, giống mới… để Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hoạt động thụ tinh nhân tạo trong thời gian tới, góp phần đạt mục tiêu nâng tỉ lệ thụ tinh nhân tạo lên 80% vào năm 2020. 
 
* Phóng viên: Xin cảm ơn ông./.
 
Thu Hà (thực hiện) 
Theo tamnhin.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập801
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại751,718
  • Tổng lượt truy cập93,129,382
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây