Học tập đạo đức HCM

Nguy cơ thừa sữa nguyên liệu: Nghịch lý

Thứ hai - 12/01/2015 01:56
Trong khi nhiều chương trình, dự án đang kêu gọi sự tài trợ của các nhà hảo tâm nhằm giúp trẻ em vùng sâu, vùng xa được dùng sữa nhiều hơn thì tại các vùng sữa nguyên liệu lại tồn tại một thực trạng đáng buồn: sữa sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, phải bán rẻ, thậm chí có nguy cơ đổ bỏ.

Ngậm ngùi bán sữa dạo

Ông Lê Đức Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Đạ Ròn (huyện Đơn Dương), nơi chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, cho biết, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ra thông báo: Nhà máy sẽ không thu mua lượng sữa vượt quá so với sản lượng sữa tối đa được quy định tại hợp đồng. Vinamilk sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hộ dân ký hợp đồng với doanh nghiệp, khi phát hiện bất kỳ hộ nào nhận sữa gửi của các đơn vị/hộ dân khác, nhà máy sẽ dừng thu mua và thông báo chấm dứt hợp đồng với hộ dân đã nhận giao sữa giúp này.

Chị Nguyễn Thị Hồng, ở thôn 1, cho biết, hiện gia đình đang rất lo lắng bởi không thể ký được hợp đồng tiêu thụ sữa cho các doanh nghiệp. Mỗi ngày, hai con bò sữa của gia đình chị cho hơn 40 lít sữa. Để tiêu thụ được sản phẩm, hằng ngày chị phải đem sữa thô đi bán dạo cho các cơ sở làm sữa chua trên địa bàn huyện Đức Trọng, TP.Đà Lạt nhưng vẫn không hết.

Lâm Đồng có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa thô cho người chăn nuôi là Vinamilk, Cô Gái Hà Lan và Đà Lạt Milk (nay đã chuyển giao cho TH True milk). Hiện, các doanh nghiệp này đang thu mua cho những gia đình trước đó đã ký hợp đồng với giá từ 11.500 – 14.000 đồng/lít. Tuy nhiên, đến nay, cả 3 công ty trên đều không có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua sữa mới mà đang siết chặt quản lý chất lượng sữa.

Xã Tân Phú (Đức Hòa - Long An) có khoảng 20 hộ mới nuôi bò sữa trong năm 2014 và tất cả đều chưa ký được hợp đồng với các công ty thu mua sữa.

Để giải quyết tình thế trước mắt, họ phải nhờ những người có hợp đồng với các công ty bán sữa hộ hoặc bán cho các thương lái tại địa phương để chế biến sữa tại chỗ hoặc cho heo con.

Từ tháng 12/2014 đến nay, nông dân ở xã Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) cũng đang thấp thỏm lo lắng với đầu ra cho sản phẩm sữa. Chị H., nông dân xã Phù Đổng cho biết, một tháng trở lại đây, không hiểu vì lý do gì, các công ty siết chặt việc mua sữa, sữa thừa sản lượng không mua, khiến nhiều nông dân phải chạy vạy ngược xuôi, có lúc ra quốc lộ bán với giá rẻ.

Không chỉ bị siết chặt hạn mức nhập, giá sữa trong xã cũng có sự chênh lệch. Theo thống kê mới nhất, một ngày xã Phù Đổng sản xuất được từ 13 - 15 tấn sữa, trong đó Công ty Sữa Quốc tế (IDP) thu mua 43%, Vinamilk chiếm số lượng còn lại.

Theo anh Vũ Văn Thực, Trạm trưởng Trạm trung chuyển sữa Vinamilk xã Phù Đổng, giá hiện tại được công ty nhập vào là 14.000 đồng/kg với loại sữa đạt chất lượng. Trong khi đó, IDP lại đưa ra mức giá 12.200 đồng/kg.

Anh Vũ Văn Thắng, trạm cung cấp sữa cho IDP cho biết: “Đơn giá thấp đã áp dụng từ tháng 10/2014, để đảm bảo quyền lợi cho nông dân, gia đình đã tự bỏ tiền túi để bù cho nông dân với mức 13.000 đồng/kg, nhưng về lâu dài thì không thể tiếp tục được. Giá thấp, công ty sữa còn không nhập thêm sản phẩm sữa thừa của nông dân, mặc dù mùa đông đang là thời điểm bò sinh sản nhiều, sữa đạt sản lượng cao”.

Từng nếm “sữa đắng”, anh Hồng, một chủ nhiệm HTX nuôi bò, chua chát: “Mới tháng trước, trang trại chuyển hàng, thừa 2 tạ sữa, năn nỉ công ty cũng không nhập, chúng tôi đứt ruột đổ xuống ruộng”. Cũng vì thế, nhiều nông dân trong vùng đã tự ý bỏ trạm, không cung cấp sữa theo hợp đồng để đem bán cho các thương lái bên ngoài. Cùng chuyến hàng, có nông dân phải cắn răng bán lại sữa cho nhà máy trên Ba Vì với giá... 4.000 đồng/kg (bằng 1/3 giá thị trường), phải tự lo vận chuyển”.

Đâu là lối ra?

Nông dân nuôi bò sữa gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm.

Theo ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, đơn vị đã có một số buổi làm việc với các công ty sữa để tìm lối ra cho sản phẩm của nông dân. Các công ty sữa cho rằng, một số hộ nông dân không ký hợp đồng với công ty, đến mùa đông sản lượng sữa tăng, người dân thừa sữa mới quay lại “đòi hỏi” doanh nghiệp nhập toàn bộ. Trong khi vào mùa hè, doanh nghiệp cần nhiều sữa thì nông dân lại ham lợi, tự ý bán ra bên ngoài để lấy giá cao hơn. Tuy vậy, Công ty sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã nhận lời thu mua một phần sản phẩm sữa dư cho nông dân. 

Nhiều chuyên gia ngành sữa cho rằng, để công ty chế biến thu mua sữa thì các hộ chăn nuôi phải có kế hoạch sản xuất và ký hợp đồng với các đơn vị chế biến từ trước. 

Trong khi đó, ông Lương Ngọc Long, Giám đốc kỹ thuật Công ty Bò sữa Việt Nam (thuộc Vinamilk), cho biết, nông dân muốn ký hợp đồng với công ty phải có kế hoạch ngay từ đầu năm để công ty chuẩn bị công tác đánh giá, kiểm tra và kiểm soát chất lượng sữa. Công ty sẽ không mua sữa bò của nông dân không có hợp đồng trước mà chỉ liên hệ khi bò đã cho sữa.

Ông Lưu Văn Tân, Giám đốc chương trình phát triển ngành sữa của Công ty FrieslandCampina Việt Nam cũng cho biết, hiện nguồn sữa bò tăng nhanh nên các bồn chứa tại trạm thu mua đã bị quá tải, công ty phải ưu tiên mua sữa từ các hộ đã ký hợp đồng từ trước.

Để đầu tư nâng cấp hoặc xây mới các bồn chứa sữa cần nhiều thời gian, ít nhất là 4-6 tháng, nên trong thời gian khoảng sáu tháng tới công ty sẽ không ký thêm hợp đồng.

Thiết nghĩ, dù là giải pháp nào thì cũng cần tính đến sự bền vững và ổn định cho nông dân, không thể giải quyết thực trạng trước mắt, còn lâu dài thì “để từ từ tính”. Muốn vậy, một hoạch định cụ thể, khoa học là việc mà ngành sữa trong nước cần làm ngay để bình ổn thị trường, giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Theo một chuyên gia ngành sữa, một lý do quan trọng dẫn đến đa số công ty chế biến sữa Việt Nam siết chặt việc mua sữa bò tươi của nông dân là do hiện giá sữa tươi mà các công ty VN mua ở mức cao hơn 40-50% so với giá sữa nguyên liệu thế giới. Giá sữa bột nguyên liệu thế giới có mức giảm kỷ lục trong năm 2014, từ 3.700 euro/tấn thời điểm tháng 1/2014 thì đến nay giá chỉ còn 2.200 euro/tấn.

P.V
Nguồn: kinhtenongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập530
  • Hôm nay69,810
  • Tháng hiện tại805,920
  • Tổng lượt truy cập93,183,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây