Học tập đạo đức HCM

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản: Còn nhiều bất cập

Thứ hai - 05/08/2013 09:47
Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông - lâm - thuỷ sản (ATTPNLTS), vật tư nông nghiệp (VTNN) là một trong những khâu quan trọng, góp phần nâng cao giá trị của hàng NLTS. Dù được đầu tư bài bản, bước đầu mang lại thành công nhất định, song cũng cần thẳng thắn thừa nhận, công tác này vẫn tồn tại không ít bất cập, hạn chế mà muốn khắc phục cần có thời gian dài cũng như sự vào cuộc tích cực của nhiều cấp, ngành quản lý.

Kết quả bước đầu

Điều đáng ghi nhận trong công tác quản lý chất lượng ATTPNLTS và VTNN là Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của công tác này. 

Trên cơ sở đó, Bộ đã trình Quốc hội dự án Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thú y, Luật Thủy sản sửa đổi, trình Bộ Tư pháp thẩm định 5 dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y; thức ăn chăn nuôi; giống vật nuôi, cây trồng; bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thủy sản; phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý phân bón và các thông tư hướng dẫn sau khi ban hành nghị định. Ban hành 16 thông tư, 26 quy chuẩn kỹ thuật, 12 tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở triển khai các nhiệm vụ quản lý chất lượng VTNN và ATTPNLTS. Đặc biệt, đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BNN-PC ngày 06/06/2013 về kế hoạch hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó có lĩnh vực chất lượng, ATTPNLTS.

Đồng thời tổ chức lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành để “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên phạm vi toàn quốc”; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện dự thảo 4 đề án (Đề án quy hoạch các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tại 11 tỉnh/thành thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và 4 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ; Đề án bảo đảm ATTP trong giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm; Đề án phát triển sản xuất, tiêu thụ rau xanh an toàn; Đề án thí điểm tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật trong sản xuất chè an toàn giai đoạn 2014-2016).

Đẩy mạnh chương trình giám sát các chất độc hại trong thủy sản, phát hiện 11/1.528 mẫu (chiếm 0,7%) nhiễm hóa chất, kháng sinh vượt giới hạn tối đa cho phép, giảm so với năm 2012 (số mẫu nhiễm chiếm 1,5%). Trong 11 mẫu nhiễm có 4 mẫu cá tra nhiễm Methyltestoterone, Diethylstibestrol, Quinolones; 4 mẫu tôm thẻ nhiễm Trichlorfon, Tetracycline, Oxytetracyclin; 1 mẫu cá rô phi nhiễm Methyltestoterone… Các mẫu nhiễm thuộc các vùng nuôi của các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh.

Vấn đề kiện toàn bộ máy, tổ chức quản lý chất lượng ATTPNLTS của ngành nông nghiệp tiếp tục được cải thiện đáng kể. Đã có 61/63 tỉnh, thành phố thành lập và đưa Chi cục Quản lý Bảo vệ thực vật, thủy sản tham gia triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng VTNN và ATTPNLTS theo phân công của Sở Nông nghiệp và PTNT. Một số chi cục quản lý chất lượng NLTS địa phương đã thành lập trạm kiểm nghiệm hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về kiểm nghiệm và tư vấn đảm bảo chất lượng, ATTPNLTS. 

Còn nhiều bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chất lượng ATTPNLTS và VTNN cũng gặp muôn vàn khó khăn khi việc trình ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) còn chậm so với kế hoạch đề ra (10 văn bản chậm; 26 văn bản trong kế hoạch 7 tháng đầu năm, chiếm 38%). Các đề án và cơ chế, chính sách tạo động lực khuyến khích người sản xuất, tiêu dùng và cả xã hội tham gia vào công tác quản lý chất lượng ATTPNLTS và VTNN cũng chậm được xây dựng, triển khai.

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật ATTP còn hạn chế do không có kinh phí. Việc triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và Chỉ thị 1159/CT-BNN-QLCL ở các địa phương chưa thực chất, chưa thống nhất, trình độ, kinh nghiệm giữa các tỉnh còn khác nhau, có nơi việc chỉ đạo, phân công các đơn vị triển khai chưa đúng với quy định của Luật ATTP. Việc thực hiện ở cấp huyện, xã chưa có sự quan tâm, chỉ đạo từ phía lãnh đạo các địa phương. Mặt khác, hệ thống cán bộ làm công tác quản lý chất lượng ATTPNLTS và VTNN tại cấp cơ sở đều kiêm nhiệm, còn hạn chế về năng lực chuyên môn. Các biểu mẫu đã ban hành chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thực tế cần kiểm soát. Việc công khai các cơ sở loại C và việc tái kiểm tra cơ sở loại C chưa được triển khai nhiều, chỉ tập trung ở một số loại hình cơ sở như giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thủy sản; việc kiểm tra định kỳ còn rất chậm, chưa đầy đủ đối với các loại hình cơ sở được quy định. 

Công tác thanh tra chuyên ngành chưa bài bản, thiếu nguồn lực, văn bản hướng dẫn việc xử phạt hành chính chưa triệt để và kết hợp với các hình phạt bổ sung. Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Trung ương và địa phương đã được chú trọng hàng năm nhưng nội dung và đối tượng được đào tạo còn trùng lặp, thiếu quy hoạch, kế hoạch, giáo trình đào tạo bài bản cho các nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác ATVSTP ở địa phương chưa đồng bộ, còn thiếu và yếu. Cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý chưa đảm bảo yêu cầu, kinh phí kiểm tra, giám sát chất lượng, ATTP còn nhiều khó khăn thiếu thốn.

Nhiều cơ sở chậm thực hiện quy hoạch các vùng chăn nuôi, trồng trọt an toàn theo chỉ đạo của Chính phủ nên việc đáp ứng các điều kiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Nhận định về những khó khăn của ngành, ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Khó khăn của cấp cơ sở là công tác thanh - kiểm tra ATTP còn chưa có đủ kinh phí hoạt động, thiếu thiết bị và các văn bản xử phạt vi phạm”.

Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý chất lượng ATTPNLTS và VTNN trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Bộ sẽ tăng cường công tác quản lý chất lượng ATTPNLTS và VTNN, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành. Trong những tháng đầu năm, nhiều địa phương đã phối hợp cùng Bộ thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó tổ chức phân loại, tái kiểm tra, kết quả cho thấy có tiến triển hơn so với cùng kỳ năm trước. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón… kém chất lượng, dẫn đến bà con thua lỗ, người tiêu dùng hoang mang.

“Điều quan trọng nhất để triển khai có hiệu quả công tác quản lý chất lượng ATTPNLTS và VTNN là sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền cơ sở, chỉ khi có sự quan tâm chỉ đạo một cách quyết liệt mới thành công. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chứ không chỉ mình ngành nông nghiệp và PTNT”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
 

Từ đầu năm đến nay, đã có 24 tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá cơ sở SXKD thủy sản, 22 tỉnh kiểm tra đánh giá cơ sở SXKD nông sản. Tỷ lệ các cơ sở SXKD thủy sản được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B cao (trên 70%). Tuy nhiên, tỷ lệ cơ sở SXKD nông sản được kiểm tra đánh giá định kỳ xếp loại C vẫn còn cao (38%). Tổ chức tái kiểm tra 36 cơ sở thủy sản, 23 cơ sở loại B (64%), còn lại 13 cơ sở vẫn xếp loại C (36%). Với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm tra ở 31 tỉnh/ thành tỷ lệ xếp loại C vẫn còn cao (44,7%), kiểm tra định kỳ xếp loại C (71,1%).

 

Kim Đức - Minh Huệ
Nguồn: kinhtenonghton.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập883
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,148
  • Tổng lượt truy cập93,130,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây