Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu “Gạo Thủ đô”

Thứ năm - 05/09/2013 04:55
Nông nghiệp Hà Nội những năm gần đây cung cấp khoảng 1,2 triệu tấn lương thực/năm, trong đó có 1,1 triệu tấn lúa đáp ứng 50 - 60% nhu cầu của người dân Thủ đô. Không chỉ nghĩ tới chuyện ăn no, Hà Nội còn tính đến nhu cầu ăn ngon của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng.

Chương trình hợp tác 4 nhà (quản lý, khoa học, doanh nghiệp, nông dân) SX và tiêu thụ lúa hàng hóa, nông sản chất lượng cao chính là hướng đến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

Năm 2013, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã phối hợp với các xã, HTX tổ chức tập huấn kỹ thuật đầu vụ được 75 lớp (mỗi lớp 120 người); 34 lớp huấn luyện nông dân (mỗi lớp 14 buổi; 50 học viên/lớp) tại 40 xã, HTX cho hơn 26.500 lượt cán bộ, nông dân tham gia về quản lý, SX lúa hàng hóa chất lượng cao.

4 nhà chung sức, trong đó 6 doanh nghiệp tham gia cung ứng 520 tấn giống lúa và 5 doanh nghiệp tham gia cung ứng với số lượng 7.840 tấn phân bón theo phương thức trả chậm tiền hàng.

Công tác tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao giữa các HTX, nông dân, doanh nghiệp bước đầu đã có kết quả, song việc phối hợp còn chưa đồng bộ, kết quả còn chưa cao. Điểm đáng chú là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiểu thương đã tiêu thụ khoảng 70% sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao.


SX lúa chất lượng cao, từng bước khẳng định thương hiệu "Gạo Thủ đô"

Với bộ giống lúa chất lượng cao đã được Hội đồng Khoa học TP Hà Nội khuyến cáo gồm Bắc thơm số 7, T10, Nàng Xuân, Hương thơm số 1, nếp cái hoa vàng, nếp Lang Liêu, Nếp vàng 1, Trung tâm PTCT đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng được 2 nhãn hiệu tập thể “Gạo Thủ đô” và duy trì 1 nhãn hiệu tập thể “Gạo Bồ Nâu” cho HTXNN Thanh Văn, huyện Thanh Oai.

Từ khi HTXNN Thanh Văn có nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm lúa hàng hóa, nông sản chất lượng cao đã nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa từ 1,2 - 1,3 lần so với khi chưa có nhãn hiệu, thương hiệu, người tiêu dùng sản phẩm yên tâm hơn đồng thời nâng cao thu nhập cho người SX, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, làm thúc đẩy SX phát triển.

75 mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao tại 40 xã tại 11 huyện ngoại thành Hà Nội được thành hình với quy mô 8.000 ha, với tổng số 56.000 hộ nông dân tham gia.

Bình quân năng suất ước đạt 5,3 - 5,5 tấn/ha, sản lượng đạt 42.400 - 44.000 tấn, ước tổng giá trị sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2013 đạt 388,8 tỷ đồng, hiệu quả kinh tế đạt 165,6 tỷ đồng tăng hơn so với SX lúa thường (Khang dân 18) là 103,6 tỷ đồng.

Chương trình đã tạo nhiều việc làm, phát triển ngành nghề mới, tăng thu nhập cho nông dân SX lúa hàng hoá chất lượng cao, góp phần tăng nhanh hộ giầu, giảm hộ nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp. Qua đó, nhãn hiệu, thương hiệu “Gạo Thủ đô” ngon, sạch, an toàn bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp đô thị được bền vững.


Hà Nội đẩy mạnh cơ giới hóa vào SX

Kế hoạch năm 2014 sẽ xây dựng, phát triển được 50 vùng tại 11 huyện ngoại thành Hà Nội SX lúa hàng hoá có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao với quy mô 10.800 ha, năng suất bình quân ước đạt 5,3 - 5,5 tấn/ha, sản lượng đạt 57.240 - 59.400 tấn, phấn đấu đạt 300 - 350 triệu đồng/ha đất canh tác/năm.

Cụ thể, Thanh Oai (1.400 ha), Phú Xuyên (1.200 ha), Chương Mỹ (1.200 ha), Ứng Hoà (1.200 ha), Mỹ Đức (1.400 ha), Sóc Sơn (1.200 ha), Mê Linh (600 ha), Quốc Oai (600 ha), Ba Vì (600 ha), Đông Anh (400 ha), Phúc Thọ 1.000 ha).

Lựa chọn, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu “Gạo Thủ đô”. Tập huấn, đào tạo, huấn luyện được 15.200 lượt cán bộ, nông dân tại 11 huyện ngoại thành Hà Nội (Phú Xuyên, Chương Mỹ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Đông Anh, Phúc Thọ, Ba Vì) ở các vùng SX lúa hàng hoá chất lượng cao.

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy liên kết hợp tác 4 nhà để đầu tư, hỗ trợ SX, bảo quản chế biến, tiêu thụ lúa, gạo hàng hoá, nông sản chất lượng đạt hiệu quả cao năm 2013 - 2014.

Để đạt được mục tiêu đó, cần hàng loạt biện pháp tổ chức thực hiện như:

1. Tăng cường mối quan hệ hợp tác 4 nhà, tạo động lực thúc đẩy SX lúa hàng hóa phát triển;

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, nông dân Hà Nội hiểu được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của chương trình, quyền lợi, trách nhiệm của người SX, người tiêu dùng khi tham gia. Từ đó xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn, vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao tại các huyện ngoại thành Hà Nội;

3. Chủ động phối hợp để làm tốt công tác lãnh đạo của các cấp, ủy Đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở tạo sự đồng thuận thống nhất trong quá trình chỉ đạo SX để nâng cao hiệu quả SX lúa hàng hoá chất lượng cao giai đoạn 2014 - 2016;

4. Lựa chọn những giống chất lượng cao (đã được Bộ NN-PTNT công nhận) phù hợp với tập quán canh tác, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô, có giá trị, hiệu quả cao;

5. Chủ động phòng trừ sâu, bệnh, phòng chống thiên tai, đảm bảo SX an toàn, hiệu quả cao;

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch và triển khai đúng nội dung, yêu cầu tiến độ của kế hoạch, chương trình, nhằm đạt được hiệu quả cao trong SX lúa hàng hoá chất lượng cao năm 2014;

7. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng, đánh giá kịp thời để chỉ đạo SX có hiệu quả cao các năm sau.

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các ngành sớm thống nhất, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn với đặc thù của Hà Nội;

2. Đề nghị UBND TP cho tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô SX lúa hàng hóa chất lượng cao đến năm 2020;

3. Hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thượng hiệu "Gạo Thủ đô";

4. Đề nghị Sở NN-PTNT, UBND các huyện, quận chỉ đạo phòng kinh tế, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông phối hợp tốt với Trung tâm Phát triển cây trồng tham gia quản lý, chỉ đạo tốt Chương trình, kế hoạch SX lúa hàng hóa chất lượng cao và làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa, quy hoạch vùng SX lúa hàng hóa chất lượng cao 2014 - 2020.

Trong SX nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, sâu bệnh... Trung tâm Phát triển cây trồng đề nghị UBND TP, Sở NN-PTNT, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, Ban chỉ đạo các xã, HTX, nông dân SX giỏi quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, giúp đỡ để Trung tâmhoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch Chương trình SX lúa hàng hoá chất lượng cao năm 2014 - 2016.

 
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập539
  • Hôm nay76,208
  • Tháng hiện tại735,535
  • Tổng lượt truy cập93,113,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây