Học tập đạo đức HCM

Chè “VietGAP” năng suất cao, tiết kiệm chi phí

Thứ sáu - 20/01/2017 02:09
VietGAP lâu nay là khái niệm quen thuộc đối với người trồng chè Kỳ Thượng (Kỳ Anh). Từ chỗ lạ lẫm và e ngại, các hộ dân tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị chè của dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh đã chủ động sản xuất theo các tiêu chí VietGAP. Không chỉ ứng dụng kỹ thuật này ở vùng chè Kỳ Thượng, dự án còn hướng tới việc “phủ sóng” VietGAP tới các vùng chè Hương Sơn, Hương Khê.

VietGAP có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được Bộ NN&PTNT ban hành năm 2008 dựa trên 4 tiêu chí: kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm (gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch), môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân; nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trên cơ sở đó, dự án Phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh cũng hướng đến mục tiêu thực hành VietGAP ở tất cả các vùng sản xuất của dự án. Trong đó, chuỗi giá trị sản phẩm chè được ưu tiên đầu tiên.

che vietgap nang suat cao tiet kiem chi phi

Trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP đang được người nông dân các vùng dự án tích cực hưởng ứng nhờ năng suất, chất lượng cao.

Anh Cao Đức Chỉnh – cán bộ phụ trách chuỗi giá trị sản phẩm chè cho biết: “Hiện nay, số thành viên tham gia tổ hợp tác sản xuất chè theo chuỗi giá trị ở Kỳ Thượng có 160 người, trong đó đã có 100 thành viên được chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; tương đương với 35/43 ha chè ở Kỳ Thượng đã được sản xuất theo tiêu chí này. Hiện nay, các hộ còn lại cũng đã hoàn thành các tiêu chí và đang chuẩn bị được cấp chứng chỉ”.

Việc áp dụng các kiến thức trong sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân thay đổi những hình thức canh tác lạc hậu, biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, biết ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, môi trường và sức khỏe. Anh Trần Xuân Hậu (thôn Tiến Quang, xã Kỳ Thượng) cho biết: “Việc áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất chè cao hơn, lại tiết kiệm được chi phí về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bằng cách tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ… để ủ thành phân vi sinh bón cho cây trồng, môi trường cũng đảm bảo hơn nên gia đình tôi yên tâm sản xuất. Với gần 1 ha chè, mỗi tháng, gia đình tôi cũng thu từ 5-6 triệu đồng”.

Mục tiêu của việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP của dự án chính là hình thành tư duy sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn theo định hướng thị trường cho bà con nông dân. Đồng thời, thúc đẩy các vùng sản xuất phát triển bền vững, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Từ thành công đó, dự án đang hướng đến “phủ sóng” tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng khác trong tỉnh. Dự án đã triển khai tập huấn kiến thức cho 1.443 hộ nông dân và cán bộ tại các xã vùng sản xuất chè Kỳ Trung (Kỳ Anh), Sơn Kim (Hương Sơn), Hương Trà (Hương Khê). Đến nay, 613 ha chè công nghiệp tại các xã Kỳ Trung, Sơn Kim, Hương Trà đã bước đầu áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đánh giá sơ bộ của dự án, trên 90% người được hỏi hiểu và có khả năng áp dụng các kiến thức được truyền đạt vào thực tế sản xuất.

Mô hình chuỗi sản phẩm chè với các tiêu chí đạt chuẩn đã và đang mở ra những hướng đi mới cho bà con nông dân. Điều đó phản ánh sự hưởng ứng tích cực của chính quyền và người dân đối với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nông dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tác giả bài viết: Anh Hoài

Nguồn tin: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,291,116
  • Tổng lượt truy cập88,646,186
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây