Học tập đạo đức HCM

Lợi ích kép từ mô hình cho vay qua tổ vay vốn ở tỉnh Ninh Bình

Thứ hai - 03/09/2018 03:19
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, những năm gần đây, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ninh Bình (Agribank Ninh Bình) đã triển khai thực hiện mô hình cho vay qua tổ vay vốn
Mô hình tổ vay vốn cơ sở không chỉ giúp giảm áp lực cho cán bộ tín dụng trong tất cả các khâu quản lý tín dụng mà còn góp phần giúp hàng nghìn hộ dân tại địa phương tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế. 

Giúp hàng nghìn hội viên thoát nghèo, làm giàu

Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình với địa bàn đi lại khó khăn, xã xa nhất cách trung tâm huyện khoảng 15 km. Với 40 cán bộ nhân viên và 1 phòng giao dịch, trước đây, bình quân 1 cán bộ tín dụng tại chi nhánh Agribank huyện Nho Quan phải quản lý từ 600 đến 700 khách hàng. Từ khi triển khai mô hình tổ vay vốn, Agribank Nho Quan không chỉ rút ngắn thời gian thẩm định dự án, đơn giản thủ tục và đa dạng hóa hình thức cho vay mà còn giúp người dân tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế. 

Anh Nguyễn Văn Ngọc, xã Gia Tường, huyện Nho quan chia sẻ, nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay qua tổ vay vốn, gia đình anh đã phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Gia đình anh Ngọc đã được tổ vay vốn tại địa phương tư vấn hoàn thiện thủ tục vay 30 triệu đồng từ Agribank huyện Nho Quan để chăn nuôi thỏ, phát triển kinh tế. Với vài chục con thỏ giống ban đầu, giờ đây trang trại của anh Ngọc đã có trên 100 con thỏ, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. 

[Tháo “nút thắt” để người nghèo tiếp cận nguồn vốn hiệu quả hơn]

Ông Dương Đức Hạnh, Giám đốc Agribank Nho Quan cho biết, qua công tác kiểm tra, giám sát của Agribank huyện Nho Quan cùng các cấp hội, nhìn chung, đồng vốn được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích. Các cấp hội đã đoàn kết, giúp đỡ hộ gia đình, hội viên trong việc sử dụng vốn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Theo thống kê của Agribank Nho Quan, đến tháng 6/2018, toàn huyện đã có 221 tổ vay vốn với 4.895 thành viên và tổng dư nợ đạt được là 460.000 triệu đồng. Trong đó, dư nợ do Hội Nông dân quản lý là 58,6 tỷ đồng với 685 thành viên; dư nợ do Hội Phụ nữ quản lý 198,4 tỷ đồng với trên 2.000 thành viên. Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực sự đi vào cuộc sống, giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn có nguồn lực để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Cánh tay nối dài 

Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ năm 2015 Chi nhánh Agribank Ninh Bình đã chủ động phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình triển khai hệ thống tổ vay vốn nhằm tạo ra kênh dẫn vốn giúp người dân phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và có cơ hội làm giàu trên quê hương. 

Chị Lê Thị Minh Thu, nhân viên Agirbank Ninh Bình cho biết, mô hình tổ vay vốn góp phần tạo điều kiện cho các hộ gia đình và cá nhân tiếp cận vốn một cách thuận lợi và có hiệu quả, nhất là đối với các hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, mô hình cũng góp phần giảm tải công việc cho cán bộ ngân hàng bởi nếu như trước đây một cán bộ ngân hàng phải quản lý việc vay vốn của hàng trăm hộ dân thì nay chỉ quản lý vài chục người là các Tổ trưởng tổ vay vốn.

[Agribank hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp TATA của Ấn Độ]

"Bình thường, khi các hộ dân có nhu cầu vay vốn, chúng tôi phải đến trực tiếp rà soát, thẩm định xem mục đích vay vốn và có đủ điều kiện vay hay không. Nay ngân hàng đã có thêm một người thẩm định là các tổ trưởng tổ vay vốn cũng là hội viên Hội Nông dân và Hội Phụ nữ, từ đó đã hạn chế thấp nhất những rủi ro với nguồn vốn cho vay. Việc cho vay thông qua các tổ hội giúp ngân hàng chuyển tải vốn nhanh, tiết kiệm chi phí đi lại của người dân và cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, hội viên còn được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm; từ đó, trình độ nhận thức của các hội viên được nâng lên rõ rệt về các mặt quản lý sản xuất, chi tiêu góp phần cho việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả," chị Thu chia sẻ. 

Sau 3 năm triển khai, nhờ tiếp cận vốn vay ngân hàng thuận lợi, thủ tục đơn giản, hàng nghìn hội viên tại địa phương đã thoát nghèo và làm giàu. Đến nay, hệ thống tổ vay vốn của Chi nhánh Agribank Ninh Bình đã có trên 1.500 tổ với số thành viên gần 27.800; số dư nợ gần 3.600 tỷ đồng. So với năm 2015, số tổ vay vốn tăng 1.600 tổ, số thành viên tăng 1.160 thành viên và dư nợ tăng 3.100 tỷ đồng. 

Ông Nguyễn Thừa Vũ, Phó giám đốc Agribank Ninh Bình đánh giá, đến nay, sau gần 3 năm triển khai mô hình, đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tại địa phương. Chất lượng công tác tín dụng cho vay qua tổ vay vốn luôn ổn định và an toàn, tỷ lệ nợ xấu thấp. Mặt khác, thông qua việc cho vay qua tổ vay vốn đã giảm bớt sự đi lại của nhân dân, sự quá tải của cán bộ tín dụng ngân hàng từ khâu thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc hội viên trả nợ gốc, lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng tín dụng “đen” ở nông thôn. 

Thời gian tới, Agribank Ninh Bình tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn; phối hợp các địa phương thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, đầu tư cho vay mô hình chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm sạch theo hướng nông nghiệp đô thị. Đồng thời, nhằm giúp các hội viên phát triển kinh tế, Agribank Ninh Bình kiến nghị với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các cấp hội hỗ trợ kịp thời cho nông dân về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công tác tìm đầu ra sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất./.
Theo Hải Yến/vietnamplus.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,912
  • Tổng lượt truy cập90,260,305
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây