Học tập đạo đức HCM

Chị Luyến "rau sạch" ở cao nguyên Mộc Châu

Chủ nhật - 12/11/2017 19:49
Nhắc đến cái tên “Luyến rau sạch” cả xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) từ lãnh đạo cho đến người dân, không ai là không biết. Bà Luyến là người đầu tiên trồng rau sạch với quy mô lớn.

Bà đứng ra thành lập hợp tác xã rau an toàn VietGAP to nhất nhì ở Mộc Châu và lo khâu tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên. Nhiều người vui tính gọi bà Luyến là “bà trùm rau sạch” ở vùng cao nguyên quanh năm mát mẻ này.

Chúng tôi đến nhà bà Luyến vào một ngày đầu tháng 11. Trước cổng nhà bà Luyến, một tấm biển với dòng chữ “Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Vietgap”, được treo ngay ngắn. Lối đi từ cổng vào nhà bà Luyến dài khoảng 30m, đổ bê tông bằng phẳng. Hai bên ngõ là khu nhà lưới chắc chắn, với nhiều loại rau, củ, quả xanh tươi tốt. Bà Luyến đang cặm cụi tỉa lá bên những luống dưa chuột xanh rì, thẳng tắp. Cạnh đó là những luống đất phủ kín màu xanh của hành, xà lách...

 chi luyen 'rau sach' o cao nguyen moc chau hinh anh 1

Mỗi ngày, bà Luyến chuyển từ 2 - 3 tấn rau xanh các loại bằng ô tô của gia đình xuống Hà Nội để giao cho các siêu thị lớn

“Mộc Châu có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ... phù hợp cho trồng rau xanh cả năm. Tôi có ý tưởng trồng rau với quy mô lớn từ những năm 2000 nhưng ngặt nỗi chưa có điều kiện về tài chính, kĩ thuật nên đành phải gác lại...” – bà Luyến mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy.

Mãi đến  năm 2011, ý tưởng trồng rau sạch của bà Luyến mới trở thành hiện thực. Bà trồng 1 ha rau xanh các loại. Với suy nghĩ “một cây làm chẳng nên non”, bà Luyến vận động một số hộ dân trong bản cùng làm, rồi thành lập nhóm liên kết trồng rau theo hướng an toàn VietGAP. Năm 2012, gần 10 ha rau của 25 thành viên trong nhóm của bà Luyến được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ViêtGAP. Nhóm trồng rau của bà Luyến “ăn nên làm ra” nên nhiều người tình nguyện xin vào.

Đến năm 2013, bà Luyến đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn VietGAP, do bà làm giám đốc. HTX của bà có 35 thành viên tham gia trồng 14 ha rau an toàn.

 chi luyen 'rau sach' o cao nguyen moc chau hinh anh 2

HTX rau an toàn VietGAP do bà Luyến làm giám đốc, trồng rau xanh quanh năm. Các loại rau trái vụ cũng phát triển xanh tốt ở vùng cao nguyên Mộc Châu

Ngay từ những ngày đầu thành lập nhóm liên kết, bà Luyến đã nhiều lần vất vả ngược xuôi đi tiếp thị, chào hàng tại các siêu thị lớn ở Hà Nội.

Để HTX phát triển bền vững , bà lập kế hoạch sản xuất cụ thể đến từng thành viên. Bà trực tiếp quản lý ngay trên đồng ruộng, đôn đốc các hộ thành viên tuân thủ việc ghi chép sổ sách hàng ngày, sử dụng đúng chủng loại phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học.

“Vì xã viên đông, diện tích sản xuất lớn, sản lượng rau thu hoạch lên đến cả tấn mỗi ngày, nếu không có kế hoạch chi tiết sẽ dẫn đến việc trồng ồ ạt, khó cho khâu tiêu thụ. Tôi thường động viên các xã viên trồng rau bán ra thị trường cũng như trồng rau cho gia đình mình ăn. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc kích thích cho rau phát triển mà làm ảnh hưởng đến chất lượng rau và sức khỏe người tiêu dùng...” – bà Luyến cho hay.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản phẩm rau xanh các loại của HTX do bà Luyến làm giám đốc được thị trường chấp nhận, người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, HTX đã ký kết hợp đồng bào tiêu sản phẩm với các siêu thị lớn ở Hà Nội như: Metro, Vinmart, BigC...

 chi luyen 'rau sach' o cao nguyen moc chau hinh anh 3

Bà Luyến cho biết, tất cả xã viên HTX rau an toàn VietGap luôn tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" đó là đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng thời gian trong chăm sóc, phòng dịch bệnh cho rau

Bà Luyến đứng ra mua toàn bộ rau, củ quả của các xã viên HTX, sau đó cung cấp cho các siêu thị ở Hà Nội. Ngày nào cũng “đều như vắt chanh” bà Luyến cho người chở từ 2 – 3 tấn rau xanh về Hà Nội, giao cho các siêu thị lớn.

Ngoài cung cấp cho các siêu thị lớn dưới Hà Nội, do không đủ nguồn hàng nên bà Luyến chỉ nhận lời cung cấp rau cho một số trường học trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Theo bà Luyến, hiệu quả kinh tế từ trồng rau sạch cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, lúa. “Từ ngày sản xuất rau sạch, tham gia Hợp tác xã, đời sống, thu nhập của gia đình tôi và các hộ xã viên tăng như “diều gặp gió”. Trồng 1ha rau sạch, mỗi năm có thể “đút túi” hơn 400 triệu đồng...” – bà Luyến cười giòn tan.

Văn Chiến/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập541
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm538
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,737
  • Tổng lượt truy cập90,287,130
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây