Học tập đạo đức HCM

Chị Thương vượt khó làm kinh tế giỏi.

Thứ ba - 01/03/2016 08:10
Phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi và trồng trọt đã và đang là hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả cao đối với đời sống hội viên ở nhiều địa phương, chị Nguyễn Thị Thương ở xã Kỳ Hợp là 1 điễn hình như thế.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, chị Nguyễn Thị Thương, thôn Trường Xuân, xã Kỳ Hợp luôn thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của một gia đình nghèo. Chị luôn tìm cách để đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho các con ăn học. Với suy nghĩ chăn nuôi nhỏ lẻ để tích góp dần nguồn vốn. Từ những đồng vốn tích góp được chị đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi bò đàn và gà thả vườn, kết hợp với trồng rừng nguyên liệu, đào ao thả cá. Trong quá trình chăn nuôi, chị  Thương đã tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc vật nuôi, nên đàn bò của chị luôn khỏe mạnh, mỗi năm sinh sản trên 10 con bê nghé, cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Ngoài ra, với diện tích đất vườn rừng hơn 13 ha với hàng vạn cây keo tràm…

 

 

Ảnh: Mô hình cây trồng lâm nghiệp của chị Nguyễn Thị Thương, xã Kỳ Hợp.
 
     Làm kinh tế với cách thức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chính là cách làm giúp chị Nguyễn Thị Thương vượt qua khó khăn cải thiện cuộc sống gia đình. Bình quân mỗi năm từ mô hình kinh tế VACR, chị thu về từ 500 - 700 triệu đồng. Với cương vị là chi hội trưởng chi hội phụ nữ của thôn, chị Thương còn thường xuyên giúp đỡ các hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về kiến thức, vốn để chị em cùng vươn lên phát triển kinh tế, chung sức xây dựng Nông thôn mới của địa phương.
 
 
 
Ảnh: Mô hình chăn nuôi bò của gia đình chị Nguyễn Thị Thương, xã Kỳ Hợp.
 
      Không chỉ đảm đang với vai trò là một người vợ, một người mẹ, chị Thương ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới. Với sự năng động, nhiệt tình chị Thương là tấm gương sáng, là nhân tố điển hình trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới ở xã miền núi Kỳ Hợp. /.
 
Theo Thúy Nga, Anh Đức/Kỳ Anh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập734
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,917
  • Tổng lượt truy cập93,132,581
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây