Chị Nguyễn Thị Nga (45 tuổi) đã vinh dự nhận danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương 5 năm liền (2012 – 2016). Riêng năm 2017, chị nhận danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi tỉnh Bến Tre.
Chị Nguyễn Thị Nga |
Ông Võ Văn Vĩnh, một khách tham quan đến từ tỉnh Đồng Nai cho hay rất bất ngờ trước cơ ngơi 15.000 m² chuyên trồng hoa treo, kiểng lá của chị Nguyễn Thị Nga bởi sự hoành tráng, ngăn nắp và khoa học. Ông đặc biệt ngưỡng mộ cách xây dựng mô hình hoa lan, cây kiểng của trang trại, nhất là mô hình hoa treo “3 tầng” giúp tận dụng diện tích sản xuất và thuận lợi trong việc tưới tiêu, theo dõi hoa, kiểng.
Chị Nguyễn Thị Kim Hạnh, công nhân tại trang trại cho biết: “Hiện trang trại có trên 15 công nhân, toàn bộ là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Tuy là phụ nữ nhưng chị Nga rất am hiểu về trồng trọt, nhất là các loại hoa treo, kiểng lá như: Đại Phát Tài, Đồng Tiền, Đô La, Son Môi, Hạt Dưa…Đàn ông xứ nầy làm ăn không kịp với chị ấy đâu. Với nhân viên chị rất gần gũi, thân tình, ai có khó khăn đều được chị giúp đỡ”.
Xuất thân trong một gia đình nghèo không đất sản xuất, học chỉ đến lớp 4, chị bắt đầu cuộc mưu sinh trên đồng ruộng, chủ yếu là bắt ốc, mò cua, đỡ đần cha mẹ. Năm 2000, chị cùng chồng quyết định đầu tư lĩnh vực trồng hoa treo, cây kiểng với số vốn rất hạn hẹp. Thấy đôi vợ chồng trẻ làm chuyện bất thường, rất nhiều người xung quanh lẫn họ hàng can ngăn bởi xứ này hàng trăm năm qua vốn chỉ có truyền thống sản xuất cây giống.
Vườn hoa treo của chị Nga |
Ông Nguyễn Văn Tám, ngụ ấp Bình Tây kể lại: “Thấy con nhỏ đầu tư làm hoa treo, kiểng lá, ai cũng ngạc nhiên hết. Vậy mà mới có vài năm vợ chồng nó giàu lên trông thấy. Thương lái đến quan hệ, đặt hàng liên tục, từ Bến Tre, Cà Mau, Sài Gòn rồi ra tận Hà Nội và xuất khẩu qua Campuchia, Trung Quốc. Nghe đến ai cũng khâm phục”.
Dần mở rộng diện tích trang trại sản xuất từ 2.000 lên 6.000 rồi 14.000m², đến năm 2017, chị Nga mua thêm 1.000 m² và tiếp tục đầu tư hệ thống phun tưới tự động; nhà lưới và các thiết bị khác trị giá trên 350 triệu đồng. Từ số lượng khoảng 5.000 chậu hoa treo; 10.000 chậu kiểng lá các loại khi mới khởi nghiệp; đến nay mỗi năm chị Nga xuất bán hàng trăm ngàn giỏ hoa, chậu kiểng. Với doanh thu trên 3 tỷ đồng mỗi năm, nếu trừ hết các khoản chi đầu tư, thì trang trại có lãi từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Một con số mơ ước của nhiều nông dân xứ này.
Chị Nguyễn Thị Huệ, nhân công tại đây kể: “Làm việc ở đây, tôi có điều kiện nâng cao trình độ về khoa học kỹ thuật liên quan đến hoa, kiểng. Tất cả những kinh nghiệm ấy đều được chị Nga hướng dẫn, tư vấn tận tường”. Và không chỉ với người đang làm việc cho mình, với ai chị cũng sẵn sàng tư vấn miễn phí với thái độ chân tình, trách nhiệm.
Trang trại của chị thường xuyên đón các đoàn khách từ Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai… đến để tham quan, tìm hiểu. Không chỉ hướng dẫn chu đáo, tận tình, đôi khi chị còn sẵn sàng thiết đãi bữa cơm trưa cho khách và lo toan cả chỗ nghỉ ngơi. Chị còn nhiều lần tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn sinh viên của trường đại học đến thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã