Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Mắc màn cho cam kiếm tiền tỷ mỗi năm

Thứ năm - 09/11/2017 03:35

Hà Tĩnh:  Mắc màn cho cam kiếm tiền tỷ mỗi năm

Với 10.000 gốc cam được mắc màn ở vùng đất Khe Mây (xã Hương Đô, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), mỗi vụ thu về hơn 5 tỷ đồng. Ông Đinh Văn Oánh chủ của vườn cam trên được mệnh danh là “vua” của vùng cam ngon nức tiếng này.
Trong lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất sẽ diễn từ ngày 2/12/2017 - 4/12/2017, sản phẩm cam Khe Mây (xã Hương Đô, huyện Hương Khê) được xem là một sản phẩm nổi bật tham dự lễ hội.
Trong lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất sẽ diễn từ ngày 2/12/2017 - 4/12/2017, sản phẩm cam Khe Mây (xã Hương Đô, huyện Hương Khê) được xem là một sản phẩm nổi bật tham dự lễ hội.

 

Nhắc đến cam Khe Mây, nhiều người từng đến và thưởng thức vị ngọt đậm đà khó quên của vị cam nơi vùng đất này sẽ không ai không biết đến vua cam Đinh Văn Oánh. Ông Oánh được xem là người đầu tiên khai phá tiềm năng trồng cam ở đây.
Nhắc đến cam Khe Mây, nhiều người từng đến và thưởng thức vị ngọt đậm đà khó quên của vị cam nơi vùng đất này sẽ không ai không biết đến "vua cam" Đinh Văn Oánh. Ông Oánh được xem là người đầu tiên khai phá tiềm năng trồng cam ở đây.

 

Ông Oánh cho biết, năm 1992, theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, ông cùng một số người dân xã Hương Đô vào vùng đất Khe Mây hoang vu nghèo nàn để lập nghiệp. Khi vào đây, nhiều người dân khai hoang trồng khoai, sắn và các sản phẩm nông nghiệp ngắn ngày nhưng ông Oánh lại làm khác với mọi người là đưa giống cam về trồng thử. Sau vụ bói đầu tiên, phát hiện cam có vị ngọt đậm, thơm ngon hơn so với cam ở các vùng đất khác mà ông từng biết đến. Từ đó ông Oánh đã mạnh dạn mở rộng diện tích và chỉ đầu tư vào trồng cam.
Ông Oánh cho biết, năm 1992, theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, ông cùng một số người dân xã Hương Đô vào vùng đất Khe Mây hoang vu nghèo nàn để lập nghiệp. Khi vào đây, nhiều người dân khai hoang trồng khoai, sắn và các sản phẩm nông nghiệp ngắn ngày nhưng ông Oánh lại làm khác với mọi người là đưa giống cam về trồng thử. Sau vụ bói đầu tiên, phát hiện cam có vị ngọt đậm, thơm ngon hơn so với cam ở các vùng đất khác mà ông từng biết đến. Từ đó ông Oánh đã mạnh dạn mở rộng diện tích và chỉ đầu tư vào trồng cam.

 

25 năm sau, vườn cam của ông Oánh đã có diện tích hơn 20 hecta với 10.000 gốc cam cho thu hoạch. Cam của ông Oánh được chăm sóc đặc biệt và chất lượng cao nên giá cao hơn so với nhiều nơi trồng cam ở Hà Tĩnh. Với giá từ 60-80 nghìn đồng/kg, dự kiến hết mùa vụ ông Oánh sẽ thu về khoảng 5 tỷ đồng.
25 năm sau, vườn cam của ông Oánh đã có diện tích hơn 20 hecta với 10.000 gốc cam cho thu hoạch. Cam của ông Oánh được chăm sóc đặc biệt và chất lượng cao nên giá cao hơn so với nhiều nơi trồng cam ở Hà Tĩnh. Với giá từ 60-80 nghìn đồng/kg, dự kiến hết mùa vụ ông Oánh sẽ thu về khoảng 5 tỷ đồng.

 

Lợi nhuận cao, thế nhưng để có được những quả cam chín mọng và ngọt lịm, trong suốt những năm ròng ông và các thành viên trong gia đình đã phải miệt mài, đổ mồi hôi lẫn nước mắt, mất ăn mất ngủ chăm sóc từng gốc cam.
Lợi nhuận cao, thế nhưng để có được những quả cam chín mọng và ngọt lịm, trong suốt những năm ròng ông và các thành viên trong gia đình đã phải miệt mài, đổ mồi hôi lẫn nước mắt, mất ăn mất ngủ chăm sóc từng gốc cam.

 

Để ngăn sâu bọ và đảm bảo sản phẩm sạch, chất lượng, không độc hại ông Oánh đã mua màn về mắc cho từng gốc cây. Những chiếc màn này được ông Oánh ra tận Công ty may 10 (Hà Nội) đặt mua, mỗi chiếc có giá 150 ngàn đồng.
Để ngăn sâu bọ và đảm bảo sản phẩm sạch, chất lượng, không độc hại ông Oánh đã mua màn về mắc cho từng gốc cây. Những chiếc màn này được ông Oánh ra tận Công ty may 10 (Hà Nội) đặt mua, mỗi chiếc có giá 150 ngàn đồng.

 

Sau khi thu hoạch, hết vụ cam thì những chiếc màn được tháo ra giặt sạch sẽ rồi đem cất để sử dụng cho những năm tiếp theo.
Sau khi thu hoạch, hết vụ cam thì những chiếc màn được tháo ra giặt sạch sẽ rồi đem cất để sử dụng cho những năm tiếp theo.

 

Tính ra, mỗi vụ một cây cam chịu chi phí 75 nghìn đồng cho việc trùm màn, rẻ hơn rất nhiều so với sử dụng các biện pháp khác. Nhưng quan trọng hơn, khi sử dụng phương pháp này ông Oánh có được một sản phẩm sạch hoàn toàn, đảm bảo chất lượng.
Tính ra, mỗi vụ một cây cam chịu chi phí 75 nghìn đồng cho việc trùm màn, rẻ hơn rất nhiều so với sử dụng các biện pháp khác. Nhưng quan trọng hơn, khi sử dụng phương pháp này ông Oánh có được một sản phẩm sạch hoàn toàn, đảm bảo chất lượng.

 

 
Vườn cam của gia đình ông Oánh đã có chỉ dẫn địa lý từ lâu; cho ra quả đều, chất lượng tốt. Thế nhưng, ông vẫn luôn đau đáu bởi loại cam Khe Mây chưa có được loại tem độc quyền.

Vườn cam của gia đình ông Oánh đã có chỉ dẫn địa lý từ lâu; cho ra quả đều, chất lượng tốt. Thế nhưng, ông vẫn luôn đau đáu bởi loại cam Khe Mây chưa có được loại tem độc quyền.

 

Cam Khe Mây có chất lượng tốt, được thương lái tìm đến tận vườn để mua. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại cam mang “mác” Khe Mây, được bán với giá thấp hơn rất nhiều - ông Oánh nói.
"Cam Khe Mây có chất lượng tốt, được thương lái tìm đến tận vườn để mua. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại cam mang “mác” Khe Mây, được bán với giá thấp hơn rất nhiều" - ông Oánh nói.

 

Hiện vùng đất Khe Mây có 364 hộ trồng cam, với diện tích 350 hecta trên tổng số 400 hecta có thể mở rộng. Cam Khe Mây có giá bán từ 60 đến 70 nghìn đồng, nên việc một số cửa hàng bán cam Khe Mây với giá thấp thì chắc chắn không phải là loại cam có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất này.
Hiện vùng đất Khe Mây có 364 hộ trồng cam, với diện tích 350 hecta trên tổng số 400 hecta có thể mở rộng. Cam Khe Mây có giá bán từ 60 đến 70 nghìn đồng, nên việc một số cửa hàng bán cam Khe Mây với giá thấp thì chắc chắn không phải là loại cam có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất này.
 

Theo Tiến Hiệp/dantri.com.vn
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/mac-man-cho-cam-kiem-tien-ty-moi-nam-20171108144209646.htm
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm340
  • Hôm nay35,914
  • Tháng hiện tại162,476
  • Tổng lượt truy cập85,069,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây