Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh, thành công với mô hình 4 tầng nấc

Thứ năm - 11/01/2018 03:12
Là mô hình sản xuất tận dụng nhiều tầng không gian gồm phía dưới là nuôi thủy sản, trên ruộng cấy lúa, trên bờ trồng rau và làm giàn lên một nấc để trồng các cây giây leo.
 
Tượng Sơn từng được ví như một vùng đất nghèo đói quạnh hiu bởi hạn hán mất mùa thường xuyên, nhiều gia đình phải bỏ quê vào miền Nam lập nghiệp, đất đai bỏ hoang mật độ dân số tự nhiên cứ thưa thớt dần. Năm 2010, luồng khí của Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, trực tiếp là cơ quan cấp huyện và Sở Nông nghiệp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tượng Sơn đã có những quyết sách dám nghĩ dám làm đưa kinh tế xã nhà vững bước đi lên, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế, cảnh quan với môi trườngTrở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều địa phương trong cả nước tới học hỏi kinh nghiệm để thực hiện cuộc cách mạng xây dựng NTM. Từ khi về đích đến nay, xã đã đón tiếp trên dưới 400 lượt khách từ các tỉnh, huyện, xã trên cả nước. Trong đó, mô hình rau sạch của xã được đánh giá là mô hình điển hình.

Là vùng ven Thành phố Hà Tĩnh - một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tượng Sơn xác định rau sạch là hướng phát triển có hiệu quả để khai thác diện tích đất hoa màu và tạo việc, tăng thu nhập cho của địa phương. Từ đó, người dân ở đây đã mạnh dạn đi đầu trong việc bỏ bớt diện tích trồng lúa sang chuyên canh các loại rau sạch, cùng nhau thành lập các HTX, THT sản xuất rau an toàn như HTX Hoàng Hà, Tổ rau sạch Sâm Lộc để hỗ trợ nhau về kỹ thuật, tìm kiếm và liên kết đầu vào và đầu ra. Những năm qua, mô hình sản xuất rau sạch của xã nhà đã phát triển có hiệu quả theo hướng bền vững.

Một chiều, cùng đoàn chúng tôi đến tham quan vùng sản xuất rau an toàn của xã Tượng Sơn. Theo chân anh Nguyễn Viết Sơn, cán bộ khuyến nông xã, chúng tôi được đến các mô hình rau xanh mởn, đang thì cho thu hoạch.Say sưa với việc quảng bá chất lượng sản phẩm rau của quê anh thì anh còn cho biết quê anh mới thực hiện thành công mô hình 4 tầng nấc và hiện đang tiếp tục nhân rộng sang các vùng khác.
Tại thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn có vùng sản xuất lúa 1 vụ, do sâu trũng nên việc sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Qua các cuộc khảo sát, kiểm tra của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, lãnh đạo Văn phòng Nông thôn mới đã tư vấn, chỉ đạo xã xây dựng mô hình 4 tầng nấc. Tầng dưới (dưới rãnh, mương) thì nuôi các loài cá như trăm trôi, mè, chép, rô phi…, tầng tiếp thì trồng lúa, tầng thứ 3 (bờ) thì trồng rau: rau cải, cà, rau khoai,rau thơm, ớt cay…  và tầng trên cùng là các giàn để trồng các cây giây leo như bầu, bí, dưa leo…


Ảnh. Mô hình BỐN TẦNG NẤC
 
Được sự hướng dẫn nhiệt tình, đặc biệt là hỗ trợ ca máy để vét các rãng, mương xung quang ruộng, đắp những bờ cao và rộng. Bên cạnh đó, các hộ dân còn được hỗ trợ vật liệu là giàn, cây giống, tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn kỹ thuật nên người dân nơi đây đã mạnh dạn xây dựng mô hình phát triển kinh tế mới. Với việc học hỏi kinh nghệm từ những mô hình rau an toàn trên địa bàn, 10 hộ dân đã nhanh chóng khai thác có hiệu quả 2ha diện tích ở vùng này.

Ông Dương Kim Huy, Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn cho biết: “Với việc tận dụng hết không gian để sản xuất nhiều đối tượng nên mô hình không những đa dạng hóa được sản phẩm mà còn mang lại thu nhập cao và ổn định cho các hộ dân từ 50-70 triệu đồng/05ha/năm, gấp 2-3 lần so với trồng lúa. Thấy được triển vọng phát triển của mô hình, năm 2017 xã Tượng Sơn lại khuyến khích bà con xây dựng mô hình tại vùng bờ kênh của thôn Đoài Phú, là vùng phục hóa, không có thu nhập, với diện tích 1,5 ha và 6 hộ tham gia. Hiện nay, mô hình này cũng cho thu nhập như vùng sản xuất ở Hà Thanh”.

Đây là những tín hiệu vui mừng, khởi động cho công cuộc khai hoang, phục hóa nhiều vùng đất sản xuất kém hiệu quả, bỏ hoang trên địa bàn toàn tỉnh.  Mô hình đa dạng hóa sản phẩm không những giúp người dân tự cung tự cấp mà còn phát triển sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, trong xu thế nông nghiệp hữu cơ đang dần chiếm ưu thế vì đáp ứng đực chu trình khép kín trong sản xuất, tạo sự đa dạng sinh thái. Vì thế, mô hình này ngày càng có nhiều triển vọng phát triển.
Theo Huy Dũng/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Hôm nay51,190
  • Tháng hiện tại826,468
  • Tổng lượt truy cập92,000,197
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây