Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình nuôi bò nhốt vỗ béo ở Kỳ Giang

Thứ ba - 24/05/2016 10:13
Thay đổi tập quán chăn thả truyền thống trước đây hiện đang được nhiều địa phương trên địa bàn huyện Kỳ Anh triển khai. Trong đó, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Kỳ Giang- huyện Kỳ Anh đã chuyển sang nuôi bò theo hình thức nhốt chuồng. Cách nuôi mới này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Trước đây, ngoài việc sản xuất lúa, quanh năm gia đình ông Nguyễn Tiến Dục, ở thôn Tân Trung chỉ tần tảo với việc đồng áng, thu nhập lại thấp. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và áp dụng các chính sách hỗ trợ vốn. Gia đình ông Dục đã chuyển đổi diện tích đất vườn sang trồng cỏ và đầu tư xây dựng chuồng trại với quy mô trên 20 con bò nhốt chuồng vỗ béo. Ban đầu, gia đình ông bỏ ra là 650 triệu đồng để đầu tư xây dựng mô hình. Theo ông Dục chia sẻ; “ Nuôi bò nhốt chuồng có nhiều lợi thế hơn so với nuôi bò chăn thả và mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, để xây dựng các mo0o hình này đòi hỏi chính sách vay vốn ưu đãi cho  bà con nông dân phát triển sản xuất cần được triển khai nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con vay vốn”.

Mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng

của ông Nguyễn Tiến Dục, thôn Tân Trung, xã Kỳ Giang.

      Gia đình bà Phan Thị Ánh, thôn Tân Khê, xã Kỳ Giang trước đây ngoài nghề làm ruộng và trồng màu, gia đình bà còn kết hợp nuôi vài con bò nhốt vỗ béo. Nhận thấy hình thức nuôi bò nhốt vỗ béo phục vụ thức ăn tại chỗ là hướng đi cho hiệu quả kinh tế cao và có nhiều lợi thế nên gia đình bà Ánh đã vay mượn để đầu tư chuồng trại, thả nuôi 15 con bò nhốt, với số vốn ban đầu 250 triệu đồng. Sau 3 năm triển khai mô hình nuôi bò nhốt kết hợp trồng cỏ phục vụ thức ăn tại chỗ, gia đình bà đã có nguồn kinh tế khá ổn định, mỗi năm riêng mô hình cho thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng. Bà Ánh chia sẻ: Mô hình nuôi bò nhốt gia đình bà đã triển khai nhiều năm trở lại đây và đã thực sự cho hiệu quả kinh tế, mô hình có nhiều ưu điểm nổi trội so với nuôi bò thả rông truyền thống, thứ nhất tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc chăn thả,  thứ hai trồng cỏ phục vụ tại chỗ nên đỡ mất công đi cắt cỏ ngoài đồng như trước kia lại đảm bảo nguồn cỏ sạch cho bò...”.

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của gia đình 

bà Phan Thị Ánh, thôn Tân Khê, xã Kỳ Giang.

       Thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa, nhiều năm qua, bà connông dân trên địa bàn xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh đã đưa vào chăn nuôi, trồng trọt nhiều loại cây trồng và vật nuôi mang lại giá trị kinh tế thiết thực. Trong đó, mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo đã góp phần giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững. Được biết, Hội Nông dân  xã Kỳ Giang còn phối hợp với cấp ủy chính quyền xã cùng với Ban dự án SRDP thành lập tổ trồng cỏ chăn nuôi bò trên 2ha với 6 hộ tham gia, một hộ bình quân từ 5 – 7 sào để chăn nuôi phục vụ từ 15 – 30 con bò nhốt, chương trình được dự án hỗ trợ 50% chi phí trồng cỏ. Đến nay,  xã Kỳ Giang đã có 34 hộ chăn nuôi theo hình thức bò nhốt vỗ béo, với bình quân mỗi mô hình có từ 5 – 27 con trở lên. Mô hình nuôi bò nhốt là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Nuôi bò nhốt hướng đi mới ở xã Kỳ Giang.

     Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Giang cho biết thêm; “ Hiện, cấp ủy chính quyền địa phương đang  bám sát các chủ trương chính sách cấp trên đưa vào thực tế ở địa phương, mô hình chăn nuôi bò nhốt và trồng cỏ phục vụ tại chỗ là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn, người dân đồng tình hưởng ứng và tiếp tục nhân rộng mô hình, mong rằng thời gian tới sẽ có những chính sách thiết thực về với bà con nhân dân, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con…”

     Mô hình nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo là hướng đi mới đã cho thấy hiệu quả thiết thực và có nhiều triển vọng với bà con nông dân xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh trong tương lai./.

 

 

 

Theo Hoàng Hạnh- Anh Đức/Kỳ Anh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập460
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm459
  • Hôm nay23,931
  • Tháng hiện tại104,711
  • Tổng lượt truy cập88,783,045
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây