Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình trang trại tổng hợp

Thứ ba - 04/10/2016 23:19

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô, NInh Bình) đã xây dựng thành công tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Hiệu quả từ mô hình trang trại tổng hợp

Thu hoạch cá tại trang trại của gia đình ông Đinh Văn Sơn, xã Yên Thắng. Ảnh: Đức Lam

Ông Sơn cho biết: Trước đây gia đình ông cực kỳ khó khăn, cả nhà 4, 5 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng.  lại mang tính chất thời vụ, cứ đầu vụ, cuối vụ bận rộn, còn thời gian nông nhàn nhiều, nhiều khi bụng thì đói mà cũng chỉ biết ngồi chơi cho hết ngày.

Ông nghĩ mình có sức khỏe, có khối óc tại sao lại ngồi chơi và phải chịu cảnh đói nghèo mãi. Nhiều đêm ông đã thức trắng để suy tính cách làm ăn, lựa chọn làm cái gì để đưa kinh tế gia đình đi lên và thoát khỏi cái đói, cái nghèo.

Qua tìm hiểu, ông được biết nhiều nơi xây dựng  kinh tế trang trại thành công và hiệu quả. Cộng với thực tế ở Yên Thắng có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả, ông đã mạnh dạn xin xã cho chuyển đổi đất sản xuất. Bắt đầu từ năm 2003 với hai bàn tay trắng, ông Sơn cải tạo đất đai, gây dựng trang trại cho gia đình mình.

Với tổng diện tích 2,9 mẫu đất ruộng, ông đào ao và quây vùng thả cá với hai hình thức sản xuất đó là: ao thả cá quanh năm và diện tích nuôi lúa – cá (một vụ lúa, một vụ cá).

Những năm đầu sản xuất, ông chỉ nuôi những loại cá truyền thống và thu nhập đạt trên 20 triệu đồng/năm. Lấy ngắn nuôi dài, có lãi ông lại  xây dựng   ở xung quanh khu vực ao nuôi. Đồng thời, tận dụng thức ăn thừa, phụ phẩm trong  để nuôi cá, vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao.

Ngoài nuôi lợn và cá, ông còn trồng các loại cây ăn quả như: ổi, chuối…. ở bờ ao. Với sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ông Sơn đã xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại tổng hợp có thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2005, thu nhập mới đạt 20 triệu đồng thì đến năm 2010 đạt 50 triệu đồng và đến nay đã đạt 150 triệu đồng/năm.

Hiện nay, trang trại của gia đình ông Sơn có 4 con  đẻ siêu nạc để lấy  nuôi thành lợn thịt; trên 70 con gà; các ao thả  và . Trung bình mỗi năm trang trại xuất bán ra thị trường 4 – 5 tấn lợn thịt; trên 140 con gà (2 lứa); 4 tấn cá các loại. Sản phẩm do trang trại làm ra đến đâu có khách hàng đến đặt và lấy hết đến đó.

Theo ông Sơn, kinh nghiệm rút ra sau hơn 12 năm xây dựng trang trại là: để nuôi thành công bất kỳ con gì cũng phải cần cù, chịu khó và có kỹ thuật nhất định. Ví dụ như nuôi cá, quan trọng nhất là khâu cải tạo ao nuôi, phải vệ sinh sạch sẽ.

Khi thấy hiện tượng nước trong ao có màu xanh tức là lượng thức ăn thừa dẫn đến rêu, tảo mọc nhiều thì cần điều chỉnh lượng thức ăn cho cá, đồng thời thường xuyên thay nước, vệ sinh môi trường ao nuôi bằng vôi 1 lần/tuần khi trời nắng và 2 lần/tuần với thời tiết mát mẻ.

Ngoài ra, nuôi cá ở vùng trũng cũng phải có phương án tiêu nước kịp thời, bảo vệ cá nuôi khi bị mưa ngập úng. Riêng với con lợn và con gà phải cho ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, cung cấp đủ chất, tiêm phòng đầy đủ và đúng tuổi, thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh, tránh để xảy ra dịch bệnh.

Mô hình trang trại tổng hợp đạt hiệu quả đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Sơn trên 150 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm cho 3-4 lao động. Điều đáng quý ở ông Sơn là ông còn giúp đỡ bà con ở địa phương cùng nhau xóa đói, giảm nghèo bằng cách truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho gia đình.

Giáng Hương
Nguồn: nghenong.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập777
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm776
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại759,728
  • Tổng lượt truy cập93,137,392
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây