Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ mô hình đưa cây cam lên núi

Thứ sáu - 17/11/2017 02:06
Đó là câu chuyện tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nơi mà phần lớn diện tích canh tác là đồi núi cao khó khăn trong việc tìm ra giống cây trồng phù hợp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây người dân đã tìm ra hướng đi mới khi phát triền thành công mô hình hình trồng cam, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân.

Có mặt tại xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La tại thời điểm này, người ta không khỏi trầm trồ trước những đồi cam bạt ngàn đang vào chính vụ thu hoạch, dọc quốc lộ 37 là hàng loạt hàng cam được người dân bày bán, cảnh thương lái nhiều nơi cũng tìm đến thu mua cam vô cùng tấp nập, những hình ảnh làm người ta liên tưởng đến những vùng cam nổi tiếng ở miền Bắc như: Cao Phong (Hòa Bình), hay Hàm Yên (Tuyên Quang)…

Làm giàu từ mô hình đưa cây cam lên núi - Ảnh 1

Những vườn cam phát triển xanh tốt trên địa hình đồi núi dốc tại xã Mường Thải

Quay ngược thời gian, vùng đất Mường Thải là một xã vùng cao đời sống của các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, đất pha đá người dân chủ yếu chỉ trồng ngô, trong khi các loại cây ăn quả khác như mận, xoài hay cây lâm nghiệp đã từng được người dân nơi đây trồng không thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2011, một số hộ dân quê gốc Văn Giang (Hưng Yên), điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Ngân… sau khi về quê học hỏi mô hình kinh tế, nhận thấy cây cam là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đem giống cam lên vùng đất Mường Thải trồng thử nghiệm. Không ngờ những giống cam đường canh, cam vinh khi về vùng đất này lại phát triển và thích nghi rất tốt với khí hậu thổ nhưỡng nơi đây.

Làm giàu từ mô hình đưa cây cam lên núi - Ảnh 2

Những cây cam sai trĩu quả đang vào đúng thời điểm thu hoạch

Thời gian đầu để phát triển được mô hình trồng cam trên núi nhiều hộ dân nơi đây đã phải lặn lội sang những vùng cam nổi tiếng ở Hòa Bình để học hỏi thêm kinh nghiệm từ việc vụ đầu phải tỉa cành, bón phân, phun thuốc ra sao cho nó đúng thời điểm, đúng tỷ lệ thuốc để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Từ năm 2015 những vườn cam nơi đây đã bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân đã tiếp tục mở rộng diện tích, mô hình trồng cam được bà con nơi đây nhân rộng. Đến nay cả xã đã có khoảng 70 hộ thực hiện mô hình trông cam trên đồi núi dốc, người ít thì trăm gốc, nhiều thì vài nghìn gốc.  

Làm giàu từ mô hình đưa cây cam lên núi - Ảnh 3

Những năm gần đây cây cam là cây kinh tế chính của người dân Mường Thải ( Phù Yên, Sơn La)

Theo ông Tư Nghĩa một hộ dân trồng cam tại Mường Thải cho biết, vì trồng cam trên nền đất có độ dốc khá lớn, đất đá nên khá khó khăn trong việc chăm sóc. Ông Nghĩa cho rằng, một việc quan trọng trong canh tác cam là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Người trông phải thường xuyên cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Dùng phân bón hợp lý, kết hợp phân hóa học với phân vi sinh, phân chuồng. Khi cây cho quả rộ, ông làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy.

Làm giàu từ mô hình đưa cây cam lên núi - Ảnh 4

Giá cam năm nay ổn định ở mức cao, giúp người trồng cam ở Mường Thải có thu nhập ổn định

Để rút ngắn thời gian trồng nhiều hộ dân đã thực hiện kỹ thuật ghép mắt cam trên gốc bưởi và thực hiện tiện thân vỏ để ép cây ra hoa . Với 1ha trồng cam đường canh và cam vinh dự kiến cho sản lượng trên 10 tấn với giá cam năm nay khá cao như cam vinh loại bán với giá từ 15 nghìn đồng/kg, cam đường canh là 20 - 25 nghìn/kg bán tại vườn cho thương lái. Dự kiến sau khi trừ chi phí, gia đình ông Tư Nghĩa thu về trên 500 triệu đồng. Theo ông Tư Nghĩa tại Mường Thải số lượng các gia đình có từ 1 đến 2ha cam không phải là ít.

Từ một vùng đất có phần cằn cỗi, trên địa hình dốc đá không mấy thuận lợi cho việc canh tác cây nông nghiệp, nhưng với bàn tay và khối óc của người dân nơi đây đã biến nhưng khó khăn đó thành những vườn canh xanh tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm giàu cho mỗi gia đình và xã hội.

Tuấn Anh/baodansinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,817
  • Tổng lượt truy cập92,579,481
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây