Học tập đạo đức HCM

Mê mẩn đàn lợn rừng tiền tỷ ở miền biển

Thứ bảy - 14/10/2017 21:46
Với mục đích phát triển kinh tế, bảo tồn nguồn gen tự nhiên, ông Trương Tiến Lương (thôn Liên Hải, xã Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đưa giống lợn rừng về miền biển khắc nghiệt để chăn nuôi. Chỉ trong một thời gian ngắn, đàn lợn phát triển gấp bội, hứa hẹn mang lại nhiều quả ngọt cho những nỗ lực của ông.

Thạch Hải là một xã chịu nhiều hệ lụy từ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Trong những năm qua đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do tác động của nhiều mặt từ dự án. Phần lớn diện tích ở xã này nằm trong quy hoạch của mỏ sắt, hoang hóa nhiều năm liền, đất đai toàn mọc lên cây cỏ dại.

Là người con sinh ra trên mảnh đất quê hương, hoàn cảnh khó khăn nhưng ông Trương Tiến Lương (SN 1960, thôn Liên Hải, xã Thạch Hải) luôn nuôi khát vọng làm giàu trên chính miền quê khắc nghiệt này.

Trong những năm gần đây, khi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, hộ cá nhân phát triển kinh tế theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các mô hình kinh tế ở địa phương. Đầu năm 2017, ông Lương đã mạnh dạn vay vốn, cùng một số người dân khác chung tay xây dựng mô hình hợp tác xã Liên Hợp (đóng tại thôn Liên Hải, xã Thạch Hải).

Ngoài việc trồng cây ăn quả trên cát, chăn nuôi bò, dê, gà... ông Lương đã mạnh dạn đầu tư nuôi giống lợn rừng. Từ số lượng khoảng vài chục con, chỉ trong thời gian chưa đầy một năm, đàn lợn đã tăng lên hơn 100 con, có giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Đầu năm 2017, HTX của ông Lương được cấp hơn 4 hecta diện tích đất hoang hóa nằm ở khu vực khó khăn, khắc nghiệt nhất của xã Thạch Hải. Sau khi được cấp đất, trong thời gian ngắn toàn bộ diện tích hoang hóa này đã được ông cùng một số người dân cải tạo để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Đầu năm 2017, HTX của ông Lương được cấp hơn 4 hecta diện tích đất hoang hóa nằm ở khu vực khó khăn, khắc nghiệt nhất của xã Thạch Hải. Sau khi được cấp đất, trong thời gian ngắn toàn bộ diện tích hoang hóa này đã được ông cùng một số người dân cải tạo để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

 

Ngoài việc chăn nuôi bò, dê, gà... ông Lương đã thử đưa giống lợn rừng về miền cát biển này để phát triển. Theo ông Lương, việc đưa lợn rừng từ miền núi về đây nuôi là một cách làm mới mà người dân nơi miền cát biển này chưa bao giờ làm.
Ngoài việc chăn nuôi bò, dê, gà... ông Lương đã thử đưa giống lợn rừng về miền cát biển này để phát triển. Theo ông Lương, việc đưa lợn rừng từ miền núi về đây nuôi là một cách làm mới mà người dân nơi miền cát biển này chưa bao giờ làm.

 

Việc đưa giống lợn rừng về nuôi ở đây không những là cách chăn nuôi mới để phát triển kinh tế mà theo ông Lương thì mục đích của việc chăn nuôi này còn để bảo vệ nguồn Gen của động vật hoang dã ở Hà Tĩnh đang ngày bị cạn kiệt.
Việc đưa giống lợn rừng về nuôi ở đây không những là cách chăn nuôi mới để phát triển kinh tế mà theo ông Lương thì mục đích của việc chăn nuôi này còn để bảo vệ nguồn Gen của động vật hoang dã ở Hà Tĩnh đang ngày bị cạn kiệt.
 
Ngoài ra, việc chăn nuôi này còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch, hiếm, tránh sự săn bắt động vật hoang dã trên rừng.
Ngoài ra, việc chăn nuôi này còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch, hiếm, tránh sự săn bắt động vật hoang dã trên rừng.

 

Bước đầu bắt tay vào việc chăn nuôi lợn rừng, ông Lương đã mua 20 con lợn giống. Đồng thời khoanh, rào khoảng 1 hecta cây tràm tự nhiên, trong diện tích được cấp để thả lợn giống vào.
Bước đầu bắt tay vào việc chăn nuôi lợn rừng, ông Lương đã mua 20 con lợn giống. Đồng thời khoanh, rào khoảng 1 hecta cây tràm tự nhiên, trong diện tích được cấp để thả lợn giống vào.

 

 
Giống lợn này không thích hợp với việc nuôi nhốt, hàng ngày chúng đi vào khu vực rừng để kiếm ăn, tối đến lại về chuồng ngủ.
Giống lợn này không thích hợp với việc nuôi nhốt, hàng ngày chúng đi vào khu vực rừng để kiếm ăn, tối đến lại về chuồng ngủ.

 

 

'Nhiều con lợn nái đến thời kỳ đẻ con chúng đã tự làm ổ và ở lại sinh trong rừng.'

Nhiều con lợn nái đến thời kỳ đẻ con chúng đã tự làm ổ và ở lại sinh trong rừng.

 

'Sau khi sinh được khoảng 2 tuần, những chú lợn con mới được lợn mẹ dẫn ra khỏi ổ kín.'

Sau khi sinh được khoảng 2 tuần, những chú lợn con mới được lợn mẹ dẫn ra khỏi ổ kín.

 

'Những con lợn con khi được lợn mẹ đưa ra khỏi ổ thì được ông Lương đưa vào nhốt tạm trong chuồng để chăm sóc. Sau khoảng 2 tháng lại tiếp tục thả chúng theo đàn.'

Những con lợn con khi được lợn mẹ đưa ra khỏi ổ thì được ông Lương đưa vào nhốt tạm trong chuồng để chăm sóc. Sau khoảng 2 tháng lại tiếp tục thả chúng theo đàn.

 

 

"Để nuôi một con lợn rừng này từ khi mới đẻ đến khi xuất chuồng (chừng 50 kg) mất khoảng 1 năm. Lợn này chủ yếu ăn bằng thức ăn tự nhiên như bã đậu, vỏ lạc, cám ngô. Bình quân mỗi con lợn 1 ngày ăn hết khoảng 5.000 đồng, rất ít so với nuôi lợn thịt công nghiệp và lợn thịt truyền thống" - ông Lương nói.

 

Ông Lương cho biết, đến cuối năm nay đàn lợn của ông sẽ có tổng trọng lượng khoảng 6 tấn. Ông dự tính nếu thuận lợi, năm nuôi đầu tiên này ông sẽ xuất được khoảng 3 tấn lợn rừng ra thị trường với giá 160 triệu đồng/tấn. Trừ các chi phí sẽ đem lại lợi nhuận khoảng gần 300 triệu đồng.
Ông Lương cho biết, đến cuối năm nay đàn lợn của ông sẽ có tổng trọng lượng khoảng 6 tấn. Ông dự tính nếu thuận lợi, năm nuôi đầu tiên này ông sẽ xuất được khoảng 3 tấn lợn rừng ra thị trường với giá 160 triệu đồng/tấn. Trừ các chi phí sẽ đem lại lợi nhuận khoảng gần 300 triệu đồng.

Tiến Hiệp/dantri.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập863
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,303
  • Tổng lượt truy cập93,165,967
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây