Học tập đạo đức HCM

Mô hình trồng rau thủy canh đầu tiên ở Nghệ An

Thứ năm - 29/03/2018 10:40
Anh Nguyễn Kim Nam ở xóm 3, xã Nam Anh (Nam Đàn) là người trồng rau thủy canh đầu tiên ở Nghệ An. Phương thức này có nhiều ưu điểm như trồng rau không cần đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, được tưới bằng mạch ngầm tự động...

Từng là thợ đóng tàu ở thành phố Vũng Tàu, với ý định trở về quê gắn bó với gia đình, anh Nguyễn Kim Nam đã quyết định học nghề trồng rau theo phương pháp thủy canh để thực hiện ước mơ làm giàu ngay trên chính mảnh đất Nam Anh - Nam Đàn.

Một góc vườn rau thủy canh của anh Nguyễn Kim Nam. Ảnh:Thúy Tình

Sau 2 năm tích lũy kinh nghiệm, đầu năm 2018 trở về quê hương, anh Nam đã đầu tư trên 300 triệu đồng xây dựng nhà lưới 600m2 và hệ thống thủy canh hồi lưu, chuyên trồng các loại rau ăn lá. Sau khi ươm hạt giống rau từ 4 - 5 ngày trong mút xốp, cây con được trồng trong cốc và đặt trong hệ thống giá đỡ.

Hệ thống giá đỡ này bao gồm các ống nhựa trồng cây chuyên dụng được kết nối với nhau bảo đảm sao cho dung dịch dinh dưỡng khi bơm vào sẽ chảy dọc theo suốt chiều dài của hệ thống ống đến nuôi từng cây trước khi hồi lưu trở lại về thùng chứa thành một vòng tuần hoàn kép kín.

Theo anh Nam, đặc điểm nổi bật của phương pháp trồng rau thủy canh là có thể trồng nhiều vụ trong năm và trồng trái vụ. Trồng thủy canh không phải sử dụng thuốc trừ sâu và các chất hóa học gây hại cho môi trường nên sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất, giàu dinh dưỡng và tươi ngon.

 

“Để có chất lượng sản phẩm rau thủy canh tốt thì ngoài khâu chọn giống tốt, giá thể quan trọng, đặc biệt xơ dừa phải qua xử lý mới được ươm cây, ươm hạt để cây phát triển, không mang mầm bệnh; trồng rau thủy canh chỉ 23 ngày là cho thu hoạch" - anh Nam cho biết.

Anh Nguyễn Kim Nam giới thiệu sản phẩm rau thủy canh do anh sản xuất tại Hội chợ xanh Nghệ An. Ảnh: Thúy Tình
Hiện nay cơ sở đang cung cấp cho thị trường chủ yếu các loại rau ăn lá phổ biến như: rau cải canh, cải bó xôi, cải ngọt, rau muống, … và đang trồng thử nghiệm các giống rau mới chất lượng cao của Nhật Bản như cải đuôi phụng, dưa chuột bi...
Hiện nay, gía rau trồng theo phương pháp thủy canh tuy cao hơn so với giá bán các loại rau sản xuất bằng phương pháp truyền thống nhưng là rau sạch, đảm bảo chất lượng nên được các cửa hàng bán sản phẩm sạch lựa chọn, người tiêu dùng yên tâm mua hàng.
Hệ thống trồng rau thủy canh này được thiết kế linh động, khoa học có thể áp dụng cho nhiều mô hình, không gian cũng như các quy mô từ hộ gia đình cho đến trang trại sản xuất lớn nên đã nhiều người đã đến đây thăm quan, học tập.

Ông Hồ Đình Thắng - Phó phòng NN&PTNT huyện Nam Đàn cho biết :“Huyện đã tập trung chỉ đạo các xã hình thành các mô hình rau liên kết sản xuất nông nghiệp, cũng như mô hình công nghệ cao. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình, trong đó có mô hình sản xuất rau thủy canh thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, sản phẩm đảm bảo thực phẩm sạch. Tới đây huyện chỉ đạo các xã tiếp tục xây dựng các mô hình rau an toàn cũng như mô hình rau VietGAP”.

Rau cải đuôi phụng Nhật Bản đang được trồng thử nghiệm. Ảnh:Thúy Tình

Trồng cây thủy canh có thể hiểu là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch thủy canh hoặc giá thể mà không phải là đất. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn,…

Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, nó bao gồm đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa lượng(N, P, K), trung lượng(Ca, Na, Mg, S) và vi lượng(Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo, Cl) giúp tối ưu hóa cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Phương pháp này làm cho cây phát triển an toàn, đơn giản hóa cách trồng cây và đảm bảo sản phẩm sạch. Tuy nhiên, do mức đầu tư ban đầu lớn nên hiện chưa có nhiều hộ đầu tư.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập578
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại737,211
  • Tổng lượt truy cập93,114,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây