Học tập đạo đức HCM

Nhà khoa học của rau, hoa

Thứ sáu - 11/11/2016 02:41
Vượt qua hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, đề tài “Hạt nhân tạo hoa cúc” của nhà khoa học trẻ - ThS. Cao Ðình Dũng (1982) - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rau, hoa, khoai tây Ðà Lạt đã đoạt giải nhất do Viện Nghiên cứu Nông nghiệp miền Nam trao tặng, bởi giá trị ứng dụng thực tiễn rất cao. Công trình đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc nhân giống không chỉ cây hoa cúc mà cho các loài hoa khác ở Ðà Lạt.
Tạo “hạt” hoa cúc từ thân cây
 
Nói về thành công của mình, ThS. Cao Đình Dũng khiêm tốn: Từ 30 năm nay, thế giới đã nghĩ đến hạt nhân tạo, đặc biệt đối với các loại cây rừng, thu hạt lâu. Phương pháp này cho phép nhanh tạo ra hàng loạt hạt, với số lượng lớn, chất lượng cao, ít bị thoái hóa giống để nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phòng xói mòn. 
 
Ở Việt Nam, những năm gần đây TS. Cao Đình Hùng đã nghiên cứu thành công hạt nhân tạo trên cây bạch đàn. Với cây thân gỗ như bạch đàn còn có thể chế tạo hạt nhân tạo kích thích hạt nảy mầm được thì với cây thân thảo như hoa cúc, việc nghiên cứu để tạo ra hạt nhân tạo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều lần bởi khả năng tái sinh của cây thân thảo được đánh giá mạnh hơn thân gỗ nhiều. 
 
8 đề tài của Ths. Cao Ðình Dũng đã được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế chỉ trong vòng 10 năm, phần lớn được dịch ra tiếng Anh.

Nghĩ thế, và anh đã bắt tay vào nghiên cứu thực hiện các quy trình: cắt lấy đốt thân cây hoa cúc (chồi nách), bọc vào hóa chất Natrialginate để tạo vỏ “hạt”, sau đó mang gieo trên đất, “hạt” đã nảy mầm, tạo thành cây hoa cúc mới sinh trưởng và phát triển tốt như cây bố mẹ. 

Phương pháp làm hạt nhân tạo có thể áp dụng trên những diện tích lớn như trồng hoa đường phố, vì hệ số nhân giống lớn, có thể sản xuất hàng triệu hạt rất nhanh, sản xuất hàng loạt với số lượng nhiều, trong thời gian ngắn mà không phương pháp tạo giống nào có thể sánh kịp, tỷ lệ hạt nảy mầm khi gieo đạt đến trên 70%, tránh được sự thoái hóa giống. Với thành công của phương pháp hạt nhân tạo trên hoa cúc, cũng có thể ứng dụng trên tất cả các loại cây hoa. 
 
Phương pháp này có 2 ưu điểm lớn, ngoài hệ số nhân giống nhanh, hạt nhân tạo cũng có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh, giữ lâu trong thời gian dài (6 tháng đến 1 năm). Đặc biệt, phương pháp làm hạt nhân tạo diễn ra trong điều kiện môi trường bình thường, không cần trong phòng thí nghiệm, không cần vô trùng, với 4 bước đơn giản: cắt đốt chồi nách hoa cúc làm phôi hạt, ngâm vào dung dịch chất tạo vỏ Natri Alginate, chất sẽ kết tủa bọc vào từng đốt tạo hạt, đổ hạt rửa qua nước lạnh, bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hoặc đem gieo trồng ngay, “hạt” nảy mầm thành cây. Chất tạo vỏ cũng rất phổ biến trên thị trường và dễ dàng để mua. Từ việc tạo hạt nhân tạo hoa cúc, có thể ứng dụng nhân giống các loài hoa quý hiếm khác.
 
Dành 6 tháng nghiên cứu và thực nghiệm đề tài thành công, đồng thời nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ trong Trung tâm được thường xuyên gặp gỡ, giao lưu cọ xát trong môi trường khoa học, đề tài của anh đã được bạn Lê Thị Hiền Trang (1990) báo cáo bằng tiếng Anh, chuyển tải một cách lưu loát những tinh thần, ý tưởng và các bước thực nghiệm hạt nhân tạo hoa cúc của ThS.Cao Đình Dũng. Với ý nghĩa và giá trị ứng dụng thực tiễn của hạt nhân tạo hoa cúc, đề tài và phần báo cáo được Viện Nghiên cứu Nông nghiệp miền Nam đánh giá cao và trao giải nhất trong giải thưởng 2016 một cách xứng đáng.
 
Mang những gì tốt đẹp đến cho nông dân
 
Ngay từ khi là sinh viên Trường Đại học Nông lâm Huế, chàng trai trẻ quê miền Trung đã xác định khi ra trường, nơi anh đến sẽ là Đà Lạt. Không chỉ học tập trong sách vở, anh còn tìm hiểu cặn kẽ những thông tin thực tế về phương pháp trồng và chăm sóc các giống rau, hoa, cà chua, khoai tây, cà phê… cùng những giống cây được trồng phổ biến ở Đà Lạt và Tây Nguyên. Trong những học phần về các giống cây này, anh luôn được đánh giá cao và đạt điểm xuất sắc bởi những kiến thức am hiểu thực tiễn mà rất hiếm sinh viên chưa ra trường nắm được cặn kẽ đến thế.
 
Năm 2006, tốt nghiệp đại học hạng ưu, đúng như mơ ước, Cao Đình Dũng vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu rau, hoa, khoai tây Đà Lạt (thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp miền Nam) với mong muốn cống hiến vì nền nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch. Vừa làm việc, vừa không ngừng nghiên cứu, học tập, năm 2011, anh Cao Đình Dũng đã giành được học bổng sang Úc học thạc sĩ, được tiếp xúc với nhiều chuyên gia nông nghiệp đầu ngành nổi tiếng trên thế giới.
 
Năm 2013, anh Dũng học xong, trở về và rất nhiều đề tài sáng tạo đã được anh nghiên cứu ứng dụng thành công vào thực tiễn sản xuất rau, hoa ở Đà Lạt. Có thể kể đến: Bảo quản hoa bằng một số loại hóa chất; Ứng dụng đèn LED trong nuôi cấy mô; phát triển cây cà chua công nghệ cao, hạn chế sử dụng hóa chất …Anh còn nghiên cứu ứng dụng giới thiệu một số giống rau của Hàn Quốc có năng suất, chất lượng tốt, có thể trồng phục vụ xuất khẩu.
 
Với ThS. Cao Đình Dũng, việc trồng cây gì trước hết cũng phải tạo ra giống tốt, phương pháp chăm sóc cho cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh, giúp cây trồng tự bản thân có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật, hạn chế đến tối thiểu việc dùng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, hướng đến sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch. Anh không ngừng nghiên cứu, thực nghiệm các giống rau quý, đảm bảo năng suất, chất lượng của các nước khác để nhân rộng đại trà trong nước. Từ đó, tạo năng suất cực nhanh, thu hoạch tập trung trong giai đoạn cây còn sung sức nhất, để không phải dùng các loại thuốc hỗ trợ tạo nên thực phẩm an toàn, vì sức khỏe con người. 
 
Anh cũng đã đoạt giải ba cho đề tài “Canh tác dâu tây thủy canh trong nhà lưới hở” Giải thưởng Khoa học công nghệ Lâm Đồng do UBND tỉnh trao tặng. Nhưng niềm vui lớn nhất của anh không phải là giải thưởng mà là những ngày miệt mài ở những vườn thực nghiệm, vừa chăm sóc cho cây, ngắm cây nảy mầm và những ý tưởng nghiên cứu, những đề tài khoa học cũng nảy nở bên những luống rau, mầm hoa.
 
Với anh, làm khoa học là không chỉ cho riêng mình mà cho nhân loại, mong muốn đề tài của mình được nhiều người biết đến và được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt với bà con nông dân.
 
QUỲNH UYỂN/baolamdong.vn
 Tags: nghiên cứu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,201
  • Tổng lượt truy cập92,004,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây