Học tập đạo đức HCM

Những cử nhân, kỹ sư bỏ việc về quê làm nông thu tiền tỷ

Thứ ba - 05/12/2017 08:29
Có tấm bằng cử nhân đại học trên tay, nhưng nhiều chàng trai Việt lại quyết tâm trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất nông nghiệp quê hương mình.

Hiện nay, không ít người quan niệm nghề nông là nghề “chân lấm tay bùn”, khó nhọc và không mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, ngược dòng với quan điểm đó, vẫn có những người trẻ tìm đến nghề nông vì đam mê và nhận thấy tiềm năng phát triển.

Bỏ nghề kỹ sư về quê làm trang trại, thu tiền tỷ mỗi năm

Từ bỏ các cơ hội nghề nghiệp lớn với mức lương cao ở thành phố,  Nguyễn Thanh Tuấn (SN 1980, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) kỹ sư công nghệ thông tin đã nghỉ việc trở về quê mở trang trại làm giàu với thu nhập mỗi năm hơn 1 tỷ đồng.

Anh Nguyễn Thanh Tuấn “tỷ phú” đi lên từ chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch

Năm 2002, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin – Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, Tuấn làm qua một số công ty với mức lương cao. Đột ngột giữa năm 2005 để về quê làm giàu bằng mô hình trang trại tổng hợp. Với nguồn vốn tích lũy được hơn 60 triệu đồng và vay ngân hàng, Tuấn quyết định mua vùng đất gò đồi hoang ở thôn Thái Xuân tại xã Tam Hiệp với diện tích 16.000m2. Để nuôi nhông cát, trồng cây ăn quả giống miền Nam.

Ban đầu, Tuấn dành khoảng 3.000m2 nuôi hơn 11.000 nhông cát, diện tích còn lại trồng cây ăn quả như xoài, chôm chôm, đu đủ có giống miền Nam. Sau thời gian, anh tiếp tục tận dụng đất trong trang trại nuôi 30 con kỳ nhông, kỳ đà, nuôi heo theo mô hình công nghiệp với hơn 50 con, nuôi gà đông Tảo với hơn 500 con, nuôi vịt trời hơn 1.500 con…

Bên cạnh đó, Tuấn còn trồng gần 7.000 cây rừng trong bao trồng xen kẽ cây ăn quả, mỗi năm cho thu nhập thêm trên 100 triệu đồng xuất bán cho khách hàng. Như vậy, tổng thu nhập của Tuấn mỗi năm trên 1 tỷ đồng. 

Với thành quả làm kinh tế giỏi, nhiều năm qua anh Tuấn đã nhận được hàng chục Bằng khen của UBND huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Bộ NN&PTNT, Trung ương Đoàn, Hội Nông dân Việt Nam…

Nuôi cấy ngọc trai nước ngọt, chàng trai xây dựng trở thành “tỷ phú”

Dù chưa qua trường đào tạo nào liên quan đến kỹ thuật nông nghiệp nhưng  Trương Đình Tùng (SN 1992, thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng, huyện Lục Nam) đã thành công với mô hình nuôi, cấy ghép trai nước ngọt lấy ngọc xuất khẩu và là người đầu tiên đưa kỹ thuật mới này về tỉnh Bắc Giang.

Sau khi tốt nghiệp Trường Xây dựng, tình cờ được sự giới thiệu của bạn ở Ninh Bình về nghề nuôi, cấy ngọc trai nước ngọt lấy ngọc, năm 2015, Tùng xuống Ninh Bình học nghề. Với niềm đam mê và bản tính ham học hỏi, tháng 6/2016, anh đã về quê “lập nghiệp”. Ban đầu, anh thả nuôi khoảng 10.000 con trên diện tích gần 5 sào mặt nước. Anh mua trai nguyên liệu ở huyện Yên Dũng, con nào đạt yêu cầu thì cho vào cấy. Tùng chia sẻ, tỷ lệ đậu ngọc ở trai nước ngọt khoảng 70-75%, sau 2 năm là cho ngọc trai đẹp. Với giá thị trường hiện nay, mỗi viên trai từ 5-7 ly có giá bán trung bình 200- 500 nghìn đồng, viên trên 7 ly có giá 600 - 800 nghìn đồng. Đặc biệt có những viên đẹp đủ độ tròn, bóng, sáng… có giá từ 2-3 triệu đồng/viên. Dự kiến, đầu năm sau anh sẽ thu hoạch lứa trai đầu tiên, và với giá bán như hiện nay, cộng thêm nguồn thu từ việc bán giống,  anh sẽ thu về hàng tỷ đồng.

Nhận bằng cử nhân về… chăn nuôi lợn

Học Đại học Sư phạm I Hà Nội ra,  Đinh Văn Đông ( huyện Thông Nông, Cao Bằng) đã từng có công việc hợp đồng tại một số cơ quan nhà nước nhưng trong thời điểm tinh giản biên chế nên nghỉ làm. Với nhiệt huyết tuổi trẻ, Đông đã lựa chọn phát triển chăn nuôi lợn là hướng đi mới cho mình.

Năm 2016, vay vốn ngân hàng 1 tỷ đồng, Đồng đầu tư xây dựng chuồng trại với diện tích 500m2, sử dụng 5.000m2 đất làm bãi chăn thả tự nhiên. Chuồng trại được xây dựng khoa học, ngăn từng ô tách biệt với từng loại lợn nái, lợn con, lợn thịt, có bể nước riêng, vòi nước tự động và máng thức ăn riêng biệt; lợn được nuôi bằng thức ăn chăn nuôi tự nhiên, không dùng bột chăn nuôi tăng trọng.

Để chăn nuôi lợn đúng kỹ thuật, Đông nhờ thêm người dân địa phương có kinh nghiệm nuôi lợn lâu năm đến trang trại hỗ trợ, hướng dẫn chăn nuôi, theo dõi chặt chẽ đàn lợn trong trang trại và học hỏi dần kinh nghiệm. Đến nay, trang trại có khoảng 20 con lợn nái, 50 con lợn thịt, 130 con lợn con. 

Năm 2016, trang trại chăn nuôi lợn của Đông cho doanh thu 500 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, thu lãi 120 triệu đồng và tạo việc làm cho 5 lao động địa phương. 

Phan Mơ/baophapluat.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại879,473
  • Tổng lượt truy cập92,053,202
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây