Học tập đạo đức HCM

Nữ kỹ sư biến “vùng đất chết” thành vùng dược liệu quý

Thứ bảy - 26/05/2018 09:25
Hơn 30 năm say sưa cống hiến, miệt mài nghiên cứu, tìm tòi đưa loại dược liệu phù hợp với thổ nhưỡng để canh tác, bà Tuyết Anh đã biến cả một vùng cát bay thành vựa dược liệu quý và là nơi bảo tồn những cây thuốc hiếm.

Hồi sinh cho “vùng đất chết”

Nhớ lại những ngày đầu tiên đặt chân đến vùng đất Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên-nơi chỉ toàn cát là cát, hễ có gió là cát bay mù mịt, cát chạy hất thẳng vào mặt người để khảo sát trồng cây dừa cạn, kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh (SN 1954), Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung kể lại: “Ngày ấy (năm 1987) khi đang làm tại Cty Dược liệu Trung ương 2, thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Duy Cương về nghiên cứu, phát triển cây dừa cạn, vợ chồng chúng tôi đã đi khắp mấy tỉnh miền Trung khảo sát, tìm nơi có thổ nhưỡng tốt nhất”.

Mảnh đất Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa là nơi có điều kiện lý tưởng cho cây dừa cạn sinh trưởng, phát triển được hoạt chất alkaloid, dược tính cao hơn các vùng khác. Hoạt chất dừa này được sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc điều trị nội tiết, tim mạch, máu và đặc biệt ung thư. Tuy nhiên, với con người thì mảnh đất này lại vô cùng khắc nghiệt, ngoài chuyện toàn cát bay, cát nhảy thì nơi đây còn là “vùng đất chết” với những tàn dư của chiến tranh, là nơi hoang vu, rợn người của trường bắn xưa kia với chuyện kể về những linh hồn lang thang…

“Mọi người dân khi thấy cặp vợ chồng trẻ chúng tôi đến đây đã không khỏi ái ngại bởi đến vùng cát cháy này, chúng tôi không trồng cây lấy gỗ, cây chắn gió mà lại là dược liệu… Thậm chí, nhiều người còn nghi ngờ chúng tôi đóng trại để vượt biên”, kỹ sư Tuyết Anh nhớ lại.

Thời gian khởi đầu không phải mọi sự đều thuận lợi, vùng đất hậu chiến tranh vẫn còn tiềm tàng mối nguy hiểm của bom mìn. Một mặt vừa thuê người rà phá bom mìn, một mặt tìm cách liên hệ với người dân để phát triển diện tích trồng dừa cạn. Nhiều người khuyên cô tiểu thư bỏ “vùng đất chết” về TP HCM làm tại một số viện nghiên cứu với mức lương hấp dẫn, nhàn hạ; không phải sống ở vùng đất với những lời đồn đậm chất liêu trai.

Thế nhưng, tình yêu dược liệu đã níu giữ người phụ nữ này ở lại. Sau 8 năm kiên trì với cây dừa cạn, bà Tuyết Anh đã biến “vùng đất chết” này thành “nông trại dược liệu”. Với niềm đam mê cháy bỏng dành cho dược liệu, nữ kỹ sư tiếp tục đưa nhiều cây dược liệu vào trồng thành vùng như: Bụp dấm, gừng Nhật Bản, mã đề…

Hơn 10ha cát trắng trước đây đã được phủ bởi một màu xanh tươi của các loại dược liệu. Bắt đầu từ cây dừa cạn, hiện nay vùng đất này có hơn 40 loại cây, trong đó có nhiều loại cây quý, hiếm. Nơi này trở thành địa chỉ bảo tồn nhiều loại dược liệu quý, là nơi sản xuất, cung ứng cho thị trường dược liệu trong và ngoài nước những sản phẩm đạt tiêu chuẩn dược liệu sạch theo tiêu chuẩn châu Âu (GACP) và theo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt, thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Không phân bón, không thuốc hoá học.

nu ky su bien vung dat chet thanh vung duoc lieu quy
Vợ chồng kỹ sư Tuyết Anh-Hoàng Xuân Lâm đã bảo tồn thành công nhiều gene dược liệu quý hiếm. Ảnh tư liệu

Những người cùng chí hướng tạo nên điều kỳ diệu

Điều khiến người phụ nữ này đau đáu là hiện nay có tình trạng người dân khi gặp được cây thuốc quý sẽ khai thác kiểu “đào tận gốc, bốc tận rễ” nên nguy cơ tuyệt chủng là hiện hữu. Vì thế, ngoài việc phát triển vùng dược liệu, kỹ sư Tuyết Anh vẫn không ngừng theo đuổi các mục tiêu dự án bảo tồn nguồn gen quý. Trung tâm đã bảo tồn, nhân giống thành công cây nhân sâm Phú Yên, hướng tới trồng đại trà. Đây là loại cây có nguy cơ tuyệt chủng, chứa chất saponin và courmarin chống virus HIV, chống khối u, tăng huyết áp, chống loãng xương, điều trị hen suyễn…

Để áp dụng thành công, nghiêm ngặt tiêu chuẩn GACP, Trung tâm Dược liệu đã nhận được sự hỗ trợ của Dự án Biotrade (phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ phát triển vùng dược liệu sạch). “Cách đây 3 năm, chúng tôi được hợp tác, 2 bên gặp gỡ đồng chí hướng phát triển bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý có thể cạn kiệt trong quá trình khai thác; đồng thời chúng tôi hợp ở vấn đề chia sẻ khi cùng làm với nông dân, nâng cao đời sống nông dân khi trồng cây thuốc”.

Trong “sự nghiệp dược liệu” của mình, có lẽ điều thành công của kỹ sư Tuyết Anh chính là sự gắn bó, chung chí hướng với người bạn học, bạn đời - kỹ sư Hoàng Xuân Lâm; sự nối nghiệp của người con trai thứ; giúp rất nhiều nông dân có công ăn việc làm với mức lương ổn định. Nhiều hộ chuyển từ trồng hoa màu, rau sang trồng cây thuốc Diệp hạ châu đã mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn, thu nhập 150-200 trệu đồng/ha/năm.

Nói đến người bạn đời, kỹ sư Tuyết Anh hồ hởi: “Tôi xuất thân con nhà tư sản nên khi còn trẻ có nhiều người ngỏ ý muốn đến với tôi. Nhưng qua tiếp xúc tôi thấy họ không cùng chí hướng, lo ngại rằng nếu đến với họ mình sẽ không được làm điều mình muốn nên tôi từ chối. Thế rồi anh Lâm là bạn học biết nhau từ thời học ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM tìm đến, chúng tôi có cùng niềm đam mê làm dược liệu, cứ thế gắn bó với nhau và nên vợ nên chồng… Trải qua thời gian, đến nay tôi thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng đắn bởi anh tạo điều kiện để tôi được sống với đam mê của mình”.

Nói về người đồng nghiệp, người bạn đời của mình, kỹ sư Hoàng Xuân Lâm cho biết: “Chúng tôi cùng lập gia đình, cùng làm nghề dược liệu nên cùng chí hướng, chấp nhận gian khổ; cả 2 đều phải thông cảm, chia sẻ khó khăn với nhau. Công việc phải đi xa thường xuyên, có những thời điểm con nhỏ chúng tôi chấp nhận gửi con ở nhà, 2 vợ chồng đi công tác liên miên… Tôi là con trưởng trong gia đình Huế, rất nguyên tắc. Vợ tôi công việc bận rộn nhưng vẫn hoàn tất công việc của người dâu trưởng. Ngoài chuyên môn, cô ấy còn giỏi nội trợ nên tôi hãnh diện với gia đình khi có hậu phương vững chắc”.

Vân Hà/phapluatxahoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập409
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,208
  • Tổng lượt truy cập92,030,937
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây