Học tập đạo đức HCM

Nữ kỹ sư xây dựng đam mê nghề nông

Thứ ba - 27/09/2016 23:52
“Tôi rất đam mê nghề nông và mong muốn làm mô hình điểm để lại dấu ấn giúp nông dân quê hương học hỏi…”. Đó là chị Nguyễn Thị Kim Hoa, SN 1974, ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chị Hoa vốn là kỹ sư xây dựng cầu đường, đã làm việc ổn định ở TP.HCM nhưng vẫn quyết tâm trở về quê mua đất ở thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh  làm trang trại.

 

“Biến” đất khô cằn nở hoa

Giờ đây trang trại Kim Kim Hoa do chị Hoa làm chủ được nhiều DN cùng nông dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi. Thương lái cũng đã tìm đến để bao tiêu sản phẩm xoài và bưởi da xanh.

Mở đầu câu chuyện chị Hoa cho biết, cơ duyên chị làm trang trại cây ăn quả bởi vì đam mê. Từ đầu những năm 2000 khi chị đang thi công công trình ở miền Đông Nam bộ thì biết đến mô hình  da xanh. Tuy nhiên do bận công việc nên đến mãi năm 2009, chị mới trở về Khánh Hòa và hiện thực ý tưởng của mình.

Công việc đầu tiên của chị là tìm đất rất vất vả. Chị đã lên tận huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh rồi xuống huyện Diên Khánh mất gần 1 năm trời nhưng chẳng có khu đất nào ưng ý cả. Bởi theo chị, làm trang trại đất phải rộng hàng chục ha và phải có nguồn nước tưới đảm bảo.

Tưởng chừng, chị phải bỏ cuộc tìm kiếm đất ở quê hương để sang tỉnh khác đầu tư thì bỗng dưng có người quen giới thiệu có mảnh đất ở thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, nơi chị thành lập trang trại bây giờ.

Lúc đầu chị không ưng ý lắm, bởi đây là vùng khô cằn, đồi núi, thiếu nguồn nước tưới. Nhưng vì quá đam mê làm trang trại nên đã thôi thúc chị mua ngay.

“Ngày tôi đầu tư người thân, bạn bè đều bảo bị… điên. Điên là bởi bao nhiêu chỗ tốt đẹp hơn, giá đất rẻ hơn tôi không đầu tư lại đi đổ rất nhiều tiền vào đây, nơi mà trước đó người ta làm ăn không hiệu quả. Điên bởi vốn là kỹ sư xây dựng và có công ty làm ăn rất khá, đùng một cái lại lao vào làm… nông dân.

Mọi người nói lắm, ngay cả người dân địa phương cũng xì xào như thế nhưng tôi không nản lòng. Tôi âm thầm lên kế hoạch từng giai đoạn rồi ra sức sang lấp mặt bằng, phân khu trồng, đào giếng, đào ao chứa nước, lắp đặt hệ thống  cho từng cây trồng, vườn sẵn có rồi trồng thêm bưởi da xanh… Cứ trồng, rồi , học hỏi và rút kinh nghiệm những người đi trước… phải mất sau 3 năm trang trại của tôi mới hình thành. Đất không phụ người,  trong vườn đã thơm hoa, kết trái cho thu hoạch”, chị Hoa tâm sự.

Xoài, bưởi trong nhà lưới

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng 20ha được chia thành 6 khu trồng với nhiều loại cây ăn trái. Đi dưới hàng cây xoài rợp bóng mát được trồng thẳng tắp, mỗi cây cách nhau độ 4m, cứ chừng 4 cây lại có một con đường theo kiểu hình bàn cờ được bố trí đủ rộng cho một chiếc xe tải loại nhỏ có thể chạy khắp vườn.

Tuy nhiên điều đặc biệt ở trang trại Kim Kim Hoa là xoài, bưởi được đưa vào nhà lưới. Theo chị Hoa, ý tưởng này là chị học từ Nhật Bản. Ở bên đó việc trồng xoài trong nhà lưới rất phổ biến, hoa, trái không bị sâu, rầy tấn công, hạn chế được chi phí công lao động bao trái hay phun thuốc BVTV chống rụng hoa… Hơn nữa, việc trồng xoài trong nhà kính còn giúp người trồng điểu khiển cho xoài ra trái vụ hiệu quả hơn.

Nữ kỹ sư xây dựng đam mê nghề nông

Xoài, bưởi đưa vào nhà lưới

“Hiện tôi đã đưa 2ha xoài trong nhà kính, với giá đầu tư khoảng 300 triệu đồng/1.000m2 và sắp tới bưởi da xanh cũng được đưa vào. Tuy nhiên ở bên Nhật xoài được trồng chậu nên chiều cao thấp, còn ở ta trồng ngoài đất nên cây phát triển lớn, để đưa vào nhà kính tôi phải hạ bớt độ cao. Từ khi đưa xoài vào nhà kính tôi thấy cây không bị hư hại, năng suất ổn định hơn và sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng”, chị Hoa chia sẻ.

Hiện nguồn thu nhập chính của trang trại là hơn 2.000 gốc xoài tứ quý và xoài Úc cùng với hơn 3.000 gốc bưởi da xanh và bưởi đường cho thu hoạch quanh năm. Trong những gần đây 2 loại cây này cho thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.

Bên cạnh 2 cây ăn trái cho thu nhập chính, trang trại còn trồng nhiều loại cây ăn quả khác như mít, , ổi, cóc, … mỗi loại vài trăm cây để trồng thử nghiệm. Ngoài ra chị còn trồng hàng nghìn cây gỗ quý như gõ đỏ, thiên ngân, gió bầu, sao… bao quanh trang trại nhằm chắn gió và là nguồn thu không nhỏ.

Đến khu tập trung trồng bưởi da xanh, chúng tôi choáng ngợp trước vườn trái sum xuê đầy cành, mỗi cây ít nhất ra 100 quả. Chị Hoa cho biết, bưởi ở đây chị thu hoạch mỗi quả dao động từ 1,7 – 2kg, với giá bán tại vườn từ 42 – 55 ngàn đồng/kg (tùy loại) nhưng không đủ cung cấp thị trường. Hầu hết nông sản chị làm ra đều cung ứng cho  ở Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM…

“Trang trại của tôi được 2 DN nước ngoài đến tham quan. Họ rất thích cách đầu tư bài bản và đề nghị hợp tác để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài nhưng tôi vẫn chưa nhận lời bởi yêu cầu nguồn hàng lớn và ổn định”, chị Hoa nói.

Rời trang trại, chúng tôi thật sự khâm phục nữ kỹ sư xây dựng đã tạo được mô hình đầy dấu ấn. Tuy vốn đầu tư không nhỏ nhưng hiệu quả mang lại kinh tế cao. Mô hình này không chỉ tiên phong làm nông sản sạch mà còn chứng minh được tiềm năng dồi dào để tồn tại và phát triển kinh tế vườn trong xu thế hội nhập hiện nay.

Hiện trang trại tạo công ăn việc làm cho 20 lao động thường xuyên và thời vụ, với mức thu nhập trung bình từ 4 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Ông Hồ Qúy Thuận ở xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, một người làm công ở đây cho biết, trang trại này giúp ông có công ăn việc làm ổn định với mức thu nhập gần 5 triệu đồng/tháng. Công việc hằng ngày của ông là làm cỏ, tưới nước và chăm sóc cây… Do được đầu tư bài bản nên các khâu thực hiện cũng nhẹ nhàng.

KIM SƠ
Nguồn: nghenong.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập558
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,966
  • Tổng lượt truy cập93,152,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây