Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Nghĩa Sơn

Thứ sáu - 17/11/2017 02:10
Hiện nay, nhiều hộ dân ở xã miền núi Nghĩa Sơn (Tư Nghĩa) đã áp dụng mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học. Đây là mô hình chăn nuôi mới, thân thiện với môi trường, góp phần giữ vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, giúp người dân phát triển kinh tế.

Là xã miền núi của huyện Tư Nghĩa, hơn 98% hộ dân là người đồng bào dân tộc Hrê, tập quán canh tác, chăn nuôi thường nhỏ lẻ, theo hướng tự cung tự cấp, chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật. Vì thế, đầu năm 2017, khi Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa thực hiện mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học, thì nhận thức và phương thức chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng của các hộ dân nơi đây đã có sự thay đổi tích cực.

Ông Phạm Ngọc Quy, ở xã Nghĩa Sơn (Tư Nghĩa) nuôi lứa thứ hai bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học.
Ông Phạm Ngọc Quy, ở xã Nghĩa Sơn (Tư Nghĩa) nuôi lứa thứ hai bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học.


Là một trong 3 hộ đầu tiên thực hiện mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học, đến nay gia đình ông Phạm Ngọc Quy đã sắp sửa bán lứa gà thứ hai. Ông Quy phấn khởi, nói: “Từ ngày được trạm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư giống, áp dụng nuôi gà trên đệm lót sinh học thì gà lớn nhanh, không bị dịch bệnh và rất vệ sinh, không có mùi hôi thối nữa”.

Tháng 4.2017, ông Quy làm chuồng trại, ủ men làm đệm lót cho gà theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và thả nuôi 150 con gà con, hơn 3 tháng sau, ông xuất bán, trừ chi phí, ông thu về hơn 5 triệu đồng. Thấy được hiệu quả của mô hình, ông tiếp tục mua con giống và nuôi thêm 100 con gà. “Làm chuồng trại, nuôi gà bằng đệm lót sinh học vừa ít tốn công dọn dẹp mà vẫn sạch sẽ, ít dịch bệnh, nên sắp đến, tích lũy thêm được ít vốn, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi”, ông Quy cho biết.

Theo Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa Phạm Đăng Đồng, vì thấy được những ưu điểm của mô hình nuôi gà trên đệm lót mà người dân đã học hỏi, làm theo. Từ 3 hộ dân tham gia mô hình được đầu tư, đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra toàn xã, có thêm 10 hộ dân áp dụng cách nuôi này. Là một trong 10 hộ học hỏi làm theo mô hình, ông Phạm Mai Sương, ở thôn 1, cho biết: Trước giờ bà con chúng tôi không có tập quán nuôi gà để bán, chỉ nuôi vài con quanh vườn để cải thiện đời sống, nên không làm chuồng trại, không biết cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá và nhờ nuôi bằng đệm lót sinh học, nên cứ hết lứa mới thay mới, rất tiện lợi.

"Mô hình nuôi gà bằng đệm lót sinh học là mô hình mới, được người dân hưởng ứng và nhiều hộ đang tiếp tục xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi gà. Địa phương mong muốn nhận thêm nhiều sự hỗ trợ của các cấp, đặc biệt là giống, kỹ thuật, để bà con có thể mạnh dạn nhân rộng mô hình này", Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn Phạm Văn Sơn, cho biết.


Bài, ảnh: H. THU/baoquangngai.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay53,162
  • Tháng hiện tại883,889
  • Tổng lượt truy cập92,057,618
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây