Học tập đạo đức HCM

Quảng Nam: Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng sạch trên nền đệm lót sinh học

Thứ ba - 17/10/2017 12:07
Tam Phước là 1 xã thuần nông của huyện Phú Ninh, thu nhập mang lại chủ yếu từ rau màu, dưa hấu. Trước năm 2010, phong trào chăn nuôi gà tại Tam Phước chưa phát triển.

Chăn nuôi tại xã chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng, quy mô nhỏ lẻ từ vài con đến vài chục con gà kiến địa phương, hình thức tự cung tự cấp con giống tại chỗ, dịch bệnh thường xuyên xảy ra do người chăn nuôi chưa có kiến thức về phòng bệnh bằng vắc-xin và chăm sóc nuôi dưỡng.

Năm 2010, từ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam tổ chức lớp đào tạo nghề chăn nuôi gà thả vườn cho 30 hộ tại xã. Ngoài việc học lý thuyết kết hợp thực hành, các học viên được tham quan mô hình chăn nuôi gà kiểu công nghiệp, trang trại. Sau lớp đào tạo nghề, số hộ chủ động phát triển chăn nuôi gà kiến theo kiểu bán công nghiệp và công nghiệp tăng lên dần, quy mô từ 1.000 – 10.000 con/hộ. Kỹ thuật chăn nuôi gà đã không còn là vấn đề khó khăn với người nuôi, tỷ lệ nuôi sống của nhiều hộ đạt 95 – 98%. Các hộ gia đình đã có thể chủ động phòng bệnh cho gà bằng vắc-xin và các biện pháp tổng hợp chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Số lượng đàn gà trên địa bàn xã tăng đáng kể từ năm 2009 là xấp xỉ 30.000 con, đến 2015 là 78.000 con.

Trong những năm từ 2010 – 2015 giá gà thịt thương phẩm tương đối ổn định nên người chăn nuôi có lãi. Từ đầu năm 2016 đến nay, giá gà thịt thương phẩm xuống thấp, có những thời điểm giá gà hơi từ 60.000 đồng/kg giảm còn 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi chỉ hòa vốn hoặc bị lỗ. Trước tình hình đó, một số hộ chọn phương án tạm nghỉ để chờ giá.

Với mong muốn tạo bước chuyển mới cho các hộ chăn nuôi tại Tam Phước, tăng cơ hội lựa chọn cho những người nông dân vốn sống bằng nghề chăn nuôi, giảm thiểu tình trạng bỏ trống chuồng, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng sạch trên nền đệm lót sinh học với quy mô 500 mái đẻ.

 

Mô hình nuôi gà Ai Cập hướng trứng sạch trên nền đệm lót sinh học

 

Gà Ai Cập không phải là đối tượng vật nuôi mới, tuy nhiên ít hộ biết đến giống gà này, hiểu về đặc tính, năng suất trứng, giá trị và khả năng tiếp cận thị trường của trứng Ai Cập. Trong xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng sạch trên nền đệm lót sinh học, cán bộ kỹ thuật chú ý hướng dẫn hộ mua và trữ các nguyện liệu thức ăn địa phương như lúa, bắp… theo mùa, sử dụng thức ăn phối trộn tại chỗ bằng các nguyên liệu của địa phương để giảm giá thành, nâng cao chất lượng trứng, sử dụng lúa mầm bổ sung vitamin E cho gà đẻ thay vì sử dụng vitamin tổng hợp dưới dạng thuốc kích đẻ. Ngoài việc hướng dẫn hộ chăm sóc nuôi dưỡng, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm cũng đã giúp các hộ liên kết với một số đại lý, cá nhân thu mua trứng, giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Đến nay, lượng trứng sản xuất ra hàng ngày được tiêu thụ đều đặn. Giá bán trứng từ 3.000 – 3.500 đồng/quả. Ngoài số gà được hỗ trợ, một số hộ trong mô hình chủ động đầu tư thêm con giống để nâng quy mô đàn và tích cực tìm kiếm, liên kết đầu ra.

Theo nhận định của đa số hộ dân thực hiên mô hình cho thấy việc nuôi gà hướng trứng ít rủi ro hơn so với gà thịt, việc chuyển đổi là kịp thời, thích hợp và mang lại hiệu quả trong thời điểm hiện tại. Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng trên nền đệm lót sinh học đã bước đầu chuyển đổi kịp thời cho một số hộ từ chăn nuôi gà hướng thịt sang hướng trứng, phù hợp với xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại. Giá bán trứng hiện tại 3000 – 3500 đồng/quả, mang lại thu nhập trung bình 500.000 đồng/ngày với 500 con mái.

Mặc dù chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng ít rủi ro và mang lại thu nhập cho hộ, tuy nhiên các hộ chăn nuôi cần lưu ý về thị trường đầu ra trước khi có kế hoạch phát triển với quy mô lớn./.    

Thu Thủy

Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
Nguồn:
 khuyennongvn.gov

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay34,370
  • Tháng hiện tại160,932
  • Tổng lượt truy cập85,067,968
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây