Học tập đạo đức HCM

Quyết theo đuổi nông nghiệp hữu cơ

Thứ hai - 19/03/2018 09:44
Năm 2017, trang trại Đặng Gia lỗ 5 tỷ đồng, dù đã giảm 1/2 tổng đàn lợn. Thế nhưng, Đặng Gia vẫn quả quyết ổn định đàn bởi ông chủ tin tưởng, nông nghiệp hữu cơ sớm muộn sẽ giúp trang trại lật ngược thế cờ.

Ông Đặng Anh Tuấn, chủ trang trại Đặng Gia, xóm 7, xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) phấn khởi: “Giá lợn hơi nhích lên 35 nghìn đồng/kg rồi chú ơi! Ở đâu không biết chứ lợn chăn nuôi hữu cơ trang trại tôi không đủ cung ứng ra thị trường dù cao hơn lợn nuôi công nghiệp thông thường 4 - 5 giá”.

16-09-55_nhung_chu_lon_phm_cp_ong_b_nhp_tu_thi_ln
Những chú lợn phẩm cấp ông bà nhập từ Thái Lan (ảnh: VD)
 
Ông Tuấn bắt đầu xây dựng trại nuôi lợn từ năm 2003, mỗi năm xuất chuồng trên 400 tấn lợn hơi, doanh thu trên 15 tỷ đồng, lãi ròng 2 tỷ đồng. Nhờ nuôi lợn, ông xây được nhà to, cửa rộng, mua xế hộp và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần một chục lao động với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Nhưng đó là câu chuyện của năm 2014 trở về trước. Bởi giờ đây, ông đang chịu lỗ mỗi năm 4 - 5 tỷ đồng.
 
"Vậy sao ông không ngừng hẳn hoặc giảm tối đa tổng đàn để tránh tán gia bại sản, ít ra cũng giảm thua lỗ?", chúng tôi hỏi.
“Năm 2014, trước dự tính chăn nuôi lợn sẽ gặp khó, giá lợn hơi lao dốc, tôi đã đi tham quan các trại chăn nuôi lớn của Thái Lan. Ở đó, giá lợn hơi cũng tương đương Việt Nam thời điểm này, người chăn nuôi vẫn có lãi. Nhưng so sánh làm sao với Thái Lan khi công nghệ chăn nuôi của họ vượt xa mình? Trở về, tôi quyết tìm hướng đi cho riêng mình. Từ năm 2015, tôi chuyển hẳn sang chăn nuôi và trồng cây ăn quả hữu cơ. Chưa có lãi nhưng tôi tin chắc, chẳng bao lâu nữa, nông nghiệp hữu cơ sẽ đứng vững”, ông Tuấn trải lòng.
16-09-55_lo_giet_mo_trng_tri_dng_gi_duoc_du_tu_hien_di
Lò giết mổ trang trại Đặng Gia được đầu tư hiện đại (ảnh: VD)
 
Ở Nghệ An, ông Tuấn là người có tiếng “chịu chơi” khi nhập khẩu giống lợn phẩm cấp ông bà từ Thái Lan về tự nhân giống. Ông cho dòng Yoocshire lai với Landrace và “cấy” vào 10% gen Duroc nhằm cân đối tỷ lệ mỡ - nạc, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. 
Hiện trên địa bàn xã Xuân Sơn, ông Tuấn đã liên kết với 20 trang trại cùng chăn nuôi lợn hữu cơ, tiến tới tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại này. Giá bán của gian hàng dự tính sẽ nhỉnh hơn so với cùng mặt hàng được bày bán tại các chợ truyền thống.
 
Theo quy trình nuôi lợn hữu cơ của ông Tuấn, lợn được tiên đầy đủ vắc xin, sử dụng men tiêu hóa của Đức định kỳ, không sử dụng kháng sinh và cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn hữu cơ nhập khẩu từ Đan Mạch với tiêu chuẩn ISO châu Âu. Tỷ lệ nạc vẫn đảm bảo, thịt thơm ngon hơn hẳn, trọng lượng lợn hơi xuất chuồng tăng 10%, giá bán cao, thị trường rộng nhưng thời gian nuôi kéo dài gấp 1,5 lần so với chăn nuôi lợn công nghiệp thông thường.
 
Năm 2017, với sự hỗ trợ của dự án Jica (Nhật Bản), ông Tuấn xây dựng lò mổ ngay trong trang trại của mình. Lò mổ có công suất giết mổ 30 con lợn/ngày đêm bằng phương pháp mổ treo, có hệ thống ổn định tâm lý, “ru ngủ” lợn trước khi “hành quyết”. Lợn sau khi được làm sạch, phân loại, định hình sẽ được hút chân không, đóng túi đưa ra thị trường.
 
16-09-55_su_dung_my_hut_chn_khong_truoc_khi_cp_dong_sn_phm_thit_lon
Sử dụng máy hút chân không trước khi cấp đông sản phẩm (ảnh: VD)
 
“Khi có giấy chứng nhận ATTP tôi sẽ triển khai ngay việc giết mổ tại lò mổ. Ngoài việc được hợp đồng đưa sản phẩm vào các siêu thị trong tỉnh tôi sẽ giới thiệu, bày bán tại gian hàng với thương hiệu Đặng Gia. Khi đó tôi sẽ tăng giá bán bình quân 500 nghìn đồng/con lợn so với xuất sỉ. Và như thế, kế hoạch tự cân đối, hòa vốn từ con lợn sẽ sớm thành hiện thực vào năm 2018. Lúc đó, giá lợn hơi có thấp như thời điểm hiện nay thì Đặng Gia sẽ không lỗ. Lợi nhuận lúc lợn rớt giá sẽ nhìn vào những vườn cây hữu cơ”, ông Tuấn cho biết.
 
Với mục tiêu mở gian hàng trưng bày, bán sản phẩm hữu cơ, để gian hàng được đa dạng hóa, trang trại Đặng Gia đang thử nghiệm thêm một số cây trồng mới...
Nhờ sử dụng đệm lót sinh học, phân chuồng không cần qua ủ kín vẫn đạt độ tơi xốp, sạch bệnh. Ông sử dụng phân đệm lót và nước biogas để bón cho cây trồng. Với 1ha nhãn, 1,3ha thanh long ruột đỏ (trong đó có 0,3ha trồng theo công nghệ Nhật Bản, mỗi năm ông thu về gần 500 triệu đồng. Ông còn trồng thêm 0,5ha quýt và bưởi, dự tính năm nay sẽ cho quả bói.
VĂN DŨNG - THANH NGA/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay34,005
  • Tháng hiện tại212,572
  • Tổng lượt truy cập90,275,965
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây