Chỗ dựa của nông dân
Theo ông Trần Văn Việt – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Thượng Lộc, những năm vừa qua, nguồn vốn của Ngân hàng CSXH là kênh cấp vốn quan trọng và cần thiết cho hội viên cũng như các hộ dân giúp bà con tăng gia sản xuất, mạnh dạn đầu tư, mở rộng các mô hình kinh tế, mang lại hiệu quả cao. Giúp các hộ thuộc diện chính sách vươn lên thoát nghèo.
Anh Nguyễn Quang Hùng bên vườn cây ăn quả gây dựng nhờ vay vốn Ngân hàng CSXH. Ảnh: T.H
Hiện nay, trên địa bàn xã Thượng Lộc có 21 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổng dư nợ 7 chương trình tín dụng là 24 tỷ đồng với 383 hộ đang vay. Nhiều năm liền kênh vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH ủy thác qua Hội ND xã không có nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng không đáng kể…”. |
Nhận ủy thác vốn ưu đãi, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Hội ND đã phối hợp chặt chẽ cùng UBND xã, các ban, ngành địa phương tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ năng quản lý vốn cho các tổ tiết kiệm và vay vốn. Ông Trần Văn Việt chia sẻ: “Để giải ngân nguồn vốn, tạo điều kiện tốt nhất để nguồn vốn đến đúng đối tượng, đúng địa chỉ công khai, dân chủ, Hội ND xã phối hợp cùng Ngân hàng CSXH tổ chức họp công khai, bình bầu những hộ đủ tiêu chuẩn hưởng thụ nguồn vốn…”.
Ông Việt cho hay, đối với một số chương trình tín dụng, đa số bà con vay vốn đầu tư trồng cam, bưởi, chăn nuôi… Hiện tại ở xã Thượng Lộc có hàng trăm mô hình trồng cam kiểu mẫu, mang lại nguồn thu nhập lớn.
Năm 2012, qua Hội ND xã, Ngân hàng CSXH cho gia đình anh Trần Văn Nhân (ở xóm Nam Phong) vay 30 triệu đồng. Cộng thêm số vốn ban đầu tích cóp được, anh Nhân quyết định mua 15 con hươu về nuôi thử. Tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên cũng như kỹ thuật chăm sóc tốt, mỗi tháng anh Nhân cũng thu về hàng chục triệu đồng. Hiện tại, đàn hươu của anh lên đến 25 con, không những trả hết tiền nợ, mô hình nuôi hươu của anh Nhân còn trở thành “địa chỉ đỏ” cho bà con trong xã đến học hỏi.
Vốn về…vườn cam, bưởi mọc lên
Thượng Lộc là xã miền núi, điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp phát triển trồng các loại cây ăn quả, nhất là cây có múi. Được sự hỗ trợ của Ngân hàng CSXH, nhiều hộ dân ở đây đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng mô hình sản xuất, mang lại nguồn thu ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Anh Nguyễn Quang Hùng chỉ tay vào vườn cây ăn quả trong vườn, hào hứng chia sẻ. “Năm 2015, qua Hội ND xã, tôi được vay 200 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH. Nhận thấy điều kiện phù hợp tôi nảy ý định mở rộng trang trại. Ban đầu chỉ mấy chục gốc cam và bưởi, nhưng sau một năm thấy thu nhập cao, tôi lại đầu tư mở rộng mô hình”.
Với diện tích gần chục ha, hiện nay vườn cây ăn quả của anh Hùng có hơn 100 gốc bưởi, 80 gốc cam các loại. Mỗi vụ thu hoạch quả mang về cho gia đình anh gần trăm triệu đồng. Với số tiền đó, anh trả bớt nợ cho ngân hàng, còn lại anh mua thêm máy cày, xây dựng hệ thống tưới tiêu phục vụ trồng cam.
Ông Trần Văn Việt cho biết: “Để nguồn vốn phát huy hiệu quả tối đa, chúng tôi thường xuyên lập các tổ công tác, đến từng hộ hướng dẫn, giới thiệu các mô hình chăn nuôi, trồng cây hiệu quả. Ngoài vốn chăn nuôi, sản xuất, Ngân hàng CSXH còn hỗ trợ các gia đình nguồn vốn ưu đãi cho con học đại học, làm công trình nước sạch, làm nhà…”.
Theo Thân Hiền/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;