Học tập đạo đức HCM

Am hiểu bồ câu Pháp, bỏ túi 20 triệu đồng/tháng

Thứ hai - 26/09/2016 20:15
Nhờ nuôi 1.000 cặp bồ câu Pháp giống, mỗi tháng gia đình ông Hứa Công Lương (55 tuổi, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hoà Sơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã ăn nên, làm ra, tạo được cuộc sống khấm khá.

Bỏ nghề lái xe về nuôi bồ câu

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại bồ câu, ông Lương kể, trước đây ông làm nghề lái xe nhưng mấy năm gần đây, nhận thấy tuổi đã cao, không đủ sức khỏe để tiếp tục làm công việc nay đây mai đó nên ông đã bỏ nghề cầm lái, về tự học hỏi mô hình nuôi chim bồ câu. Sau thời gian tìm hiểu, nhận thấy giống bồ câu Pháp mang lại giá trị kinh tế cao, năm 2006, ông đã vào tận Quy Nhơn (Bình Định) mua 45 cặp bồ câu giống về nuôi thử trên diện tích 25m2.

 am hieu bo cau phap, bo tui 20 trieu dong/thang hinh anh 1

Mô hình nuôi bồ câu Pháp của ông Lương đạt hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: K.O 

Trang trại nuôi bồ câu của ông Lương được xem là mô hình chăn nuôi  thành công nhất ở địa phương. Để hỗ trợ cho mô hình phát triển bền vững, Hội Nông dân xã đã đề xuất huyện hỗ trợ 15 triệu đồng để đầu tư đệm lót sinh học, giúp xử lý hiệu quả phân chim bồ câu và khử mùi trong trang trại”.

Ông Trần Văn Sa - Chủ tịch Hội ND xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang

 

 

Từ những cặp giống ban đầu nuôi hiệu quả, ông Lương mạnh dạn nhân đàn lên 450 cặp giống, rồi tiếp tục nhân nuôi 500 cặp. Bồ câu đến lứa, ông bán lai rai cho người dân mua nuôi, bao nhiêu tiền lãi ông tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng chuồng trại.

Đến năm 2012, ông Lương vấp phải thất bại khi 1 con bồ câu bị bệnh rồi lây lan ra cả đàn, khiến 250 cặp bồ câu chết, thiệt hại hơn 50 triệu đồng. “Thất bại đó là do tôi chưa biết cách chăm sóc, lại chưa rành thú y, phòng ngừa dịch bệnh cho bồ câu” - ông Lương chia sẻ.

Sau bài học đó, ông Lương quyết dành thời gian cả ngày lẫn đêm chỉ để quan sát, ghi chép về những thay đổi, quá trình sinh hoạt của giống bồ câu Pháp, đồng thời tra cứu thêm thông tin trên mạng internet, sách báo... Từ những kiến thức có được, ông đã áp dụng vào mô hình một cách bài bản và gây dựng lại thành công đàn bồ câu giống.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

Đến nay, ông Lương đã có trong tay 1.000 cặp bồ câu Pháp, mỗi tháng bán ra thị trường khoảng 600 con, với giá bồ câu thịt bình quân 70.000 đồng/cặp, con giống khoảng 200.000 đồng/cặp 2 tháng tuổi. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng ông thu lãi khoảng 15 - 20 triệu đồng.

Ông Lương cho biết, bồ câu nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản và có thể đẻ tới 7-8 lứa/năm. Thời gian từ khi chim mẹ ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày, sau 45 ngày là đã có thể xuất bán.

Để tiết kiệm thời gian chăm sóc cho bồ câu, ông Lương còn nghiên cứu lắp đặt dàn nước uống tự động cho 1.000 cặp bồ câu. “Dàn nước uống này tôi phải đặt hàng tận Bình Dương, nhờ đó mà tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bồ câu uống nước” - ông Lương nói thêm. Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho khâu tiêu thụ sản phẩm, ông đã thành lập cơ sở kinh doanh ngay tại nhà để tiện cung cấp bồ câu giống, bồ câu thịt cho khách hàng.

Theo ông Lương, nuôi chim bồ câu Pháp dễ hơn nuôi các loại gia cầm khác, bởi bồ câu Pháp ít bị bệnh, thích ứng tốt với điều kiện nuôi nhốt nên không mất nhiều công chăm sóc, chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Muốn chim lớn nhanh, khỏe mạnh, mật độ nuôi phải đảm bảo 6 - 8 con/m2; thường xuyên vệ sinh chuồng trại; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ. Đặc biệt phải chú ý khâu tiêm thêm thuốc phòng bệnh, thuốc bổ định kỳ.

“Nói thì dễ, nhưng cũng phải nắm chắc kỹ thuật nuôi và chăm sóc mới làm ăn lớn được. Ví như cho bồ câu ăn thức ăn lạ, bồ câu sẽ không phát triển và sinh sản được. Theo đó, thức ăn cho bồ câu chủ yếu là lúa và một ít bột thức ăn gia cầm, bột không được nhiều hơn lúa. Khi phát hiện một con bị bệnh, cần tách riêng ra khỏi chuồng để tránh lây lan”- ông Lương chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở nuôi bồ câu Pháp, ông Lương còn đi học hỏi mô hình nuôi bồ câu cảnh xoè Nhật và hiện đã nhân giống thành công. Ông cho biết hiện đang có 7 cặp bồ câu Nhật giống và sẵn sàng nhân giống bán cho người có nhu cầu với giá 1 triệu đồng/cặp. 

Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay14,392
  • Tháng hiện tại361,117
  • Tổng lượt truy cập83,417,112
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây