Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp bằng nghề nuôi cá lồng trên sông

Thứ tư - 02/12/2020 03:54
Đó là cách mà a nh Trần Thăng Long (SN 1984, phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) lựa chọn và quyết tâm thực hiện. Sau gần 2 năm lăn lộn, bây giờ anh đang sở hữu 6 lồng lớn, 4 lồng nhỏ với tổng diện tích 300 m2 tại sông Rác, thuộc địa bàn xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên và khoảng 7 tấn cá các loại đang dần được xuất bán hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình anh.
ad9fe815 274a f456 7a17 b1c93f75b1ff
ad9fe815 274a f456 7a17 b1c93f75b1ff

Mặc dù, anh Trần Thăng Long đã có nhà cửa ở thành phố với công việc khá ổn định là làm tại Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh nhưng anh không lựa chọn cho mình sự an nhàn ấy mà trong anh luôn ấp ủ muốn phát triển kinh tế từ một hướng khác.{title}

Vì vậy, đầu năm 2018, anh Trần Thăng Long quyết định nghỉ việc tại Công ty để bắt tay thực hiện ý tưởng của mình. Ý nghĩ đó của anh đã vấp phải sự phản đối của gia đình bởi từ một người có công việc ổn định, sớm tối được về nhà ăn cơm với gia đình nay anh quyết theo đuổi hướng khác mà chưa biết sẽ thế nào, mọi thứ còn khá bấp bênh,  điều đó cả bố mẹ và vợ anh không thể đồng lòng được.

Thế nhưng, là người năng động, ham học hỏi, anh đã quyết tâm đương đầu với thử thách để phát triển kinh tế. Đó cũng chính là động lực để tôi có những lựa chọn của riêng mình.

Mặc gia đình phản đối, anh vẫn quyết giữ vững ý nghĩ riêng mình. Anh Long đã đến nhiều nơi như: Hải Dương, Bắc Ninh... để học hỏi các mô hình, đối chiếu với điều kiện ở Hà Tĩnh và anh đã chọn hướng phát triển nuôi cá lồng bè. Bởi anh nhận thấy, nhiều nơi họ nuôi cá lồng bè rất thành công, trong khi đó, điều kiện tự nhiên ở Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi để nuôi cá lồng bè như: có hồ thủy lợi lớn, nguồn nước sạch, thời tiết phù hợp...

Sau khi anh đã tìm hiểu từ thực tế nhiều nơi cùng với kiến thức từ sách vở và tìm được địa điểm thuận lợi để bắt tay vào xây dựng mô hình. Anh đã thuê lại diện tích mặt nước tại Sông Rácthuộc địa bàn xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên để nuôi cá lồng. Thế nhưng, để thực hiện được ý tưởng của mình anh Long vấp phải khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Anh đã thuyết phục bố mẹ hỗ trợ thêm cho mình. Thấy anh quyết tâm không dừng lại bố mẹ anh cũng xuôi và đã động viên, giúp đỡ thêm cho anh. Cộng với số tiền vay mượn từ bạn bè anh đã có được nguồn vốn kha khá để bắt tay xây dựng mô hình.

ad9fe815 274a f456 7a17 b1c93f75b1ff

Anh Long đang chăm sóc các lồng cá của mình

Đến nay, các loại cá được anh nuôi trong 6 lồng lớn, 4 lồng nhỏ với tổng diện tích 300 m2 cũng đã cho thu hoạch dần. Sau hơn 8 tháng nuôi, trong bè của anh Long có khoảng 7 tấn cá các loại gồm: cá lăng, chép giòn, diêu hồng. Với giá bán từ 60 - 140 nghìn/kg tùy loại, nếu trừ mọi chi phí thì dự kiến riêng năm nay anh sẽ có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Chia sẻ về lý do chọn nơi đây để  để đặt lồng nuôi cá, anh Trần Thăng Long cho biết, yếu tố quyết định thành công của nghề nuôi cá là nước sạch, thức ăn tự nhiên phong phú. Ở sông này,  có dòng chảy ổn định, nước lưu thông liên tục nên cá sẽ ít bị bệnh, khỏe mạnh, mau lớn, tiết kiệm chi phí mua thuốc thú y thủy sản. Đồng thời, nhờ dòng nước lưu thông liên tục nên người nuôi không phải lo lượng thức ăn thừa như nuôi trong ao; giảm thiểu được khâu xử lý môi trường ao nuôi và thời gian nghỉ của ao sau mỗi vụ, từ đó giảm được nhiều chi phí. Bên cạnh đó, khi nuôi cá lồng trên sông người nuôi dễ kiểm soát và cân đối lượng thức ăn, đặc biệt thịt cá dai và ăn ngon hơn, giá bán cao hơn.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, anh Long chia sẻ về những dự định sắp tới, đó là: Sẽ xây dựng một thương hiệu cá sạch; cá nuôi nhưng thịt phải chắc, ngon như cá tự nhiên. Ở đây địa hình rất thuận lợi, phù hợp để  nuôi cá lông nên thời gian tới anh sẽ mở rộng quy mô lồng bè để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Với ý chí của người đàn ông giàu nghị lực và niềm tin khát khao khởi nghiệp,  mong rằng mô hình nuôi cá lồng trên sông của anh Trần Thăng Long sẽ ngày càng phát triển không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà sẽ trở thành mô hình tiêu biểu điển hình để nhiều thanh niên đến trao đổi học tập kinh nghiệm và là điểm du lịch trải nghiệp hấp dẫn trong tương lai./.

Theo Nguyễn Hoàn/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại787,786
  • Tổng lượt truy cập91,961,515
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây