Học tập đạo đức HCM

Phong phú các mô hình nông dân bảo vệ môi trường

Chủ nhật - 01/10/2017 20:52
Sáng nay (15/9), tại huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định, TƯ Hội NDVN phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức buổi Hội thảo, tọa đàm về chủ đề “Giới thiệu mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2017- 2020.
Đồng chủ trì buổi Hội thảo có ông Hoàng Văn Thức- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường); bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (TƯ Hội NDVN); ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới quốc gia (Bộ Nông nghiệp & PTNT). Tham dự Hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành liên quan; các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân của 12 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và UBND huyện Hải Hậu.



Bà Nguyễn Thị Kim Hoa- Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn trình bày báo cáo kết quả hoạt động của Hội NDVN với công tác BVMT trong xây dựng NTM


Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Hoa- Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn đã trình bày báo cáo kết quả hoạt động của Hội NDVN với công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong xây dựng NTM trong thời gian qua. Nhờ có sự nhận thức đầy đủ của các cấp Hội và công tác bảo vệ môi trường được mở rộng với nhiều hình thức như: Gắn với phát triển kinh tế – xã hội; lồng ghép với các chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án kinh tế – xã hội tại địa phương và nhất là lồng ghép vào các phong trào thi đua của Hội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.


Hoạt động tuyên truyền BVMT của Hội Nông dân những năm gần đây được đẩy mạnh, kết nối mạnh mẽ, thường xuyên hơn với các cơ quan truyền thông lớn như: Đài Truyền hình Việt Nam; các đài phát thanh truyền hình, truyền thanh tại địa phương… Trên các trang thông tin điện tử đều có những chuyên đề, chuyên mục về “Bảo vệ môi trường” với nhiều bài viết, tin, ảnh phong phú, hấp dẫn vừa phản ánh những hoạt động của Hội và phong trào nông dân tham gia bảo vệ môi trường, vừa biểu dương những mô hình do Hội xây dựng có hiệu quả thiết thực đồng thời còn phản ánh kịp thời những bức xúc về vấn đề vệ sinh môi trường. Ngoài ra, các cấp Hội cũng hết sức coi trọng việc tuyên truyền miệng tại cơ sở, trong các buổi sinh hoạt cộng đồng khu dân cư và sinh hoạt chi, tổ Hội.


Thông qua các cuộc thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức và pháp luật về nước sạch và BVMT”, Câu lạc bộ BVMT; phát động các phong trào thi đua BVMT, vận động nông dân tổng vệ sinh, thu gom chất thải, rác thải, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”; phong trào nông dân, ngư dân vươn khơi bám biển khai thác thủy, hải sản gắn với bảo vệ biển và hải đảo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, BVMT... cũng đã thu hút được toàn thể hội viên, nông dân cổ vũ và hăng hái tham gia. Điển hình làm tốt nội dung này là các tỉnh: Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu…


Đặc biệt, những năm qua, các cấp Hội đã phát động, xây dựng được nhiều loại mô hình về BVMT phong phú, đa dạng và hiệu quả. Điển hình như: Xây dựng được 420 mô hình khắp cả nước có chi Hội Nông dân "Đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng" với những tiêu chí rất cụ thể, thiết thực; các mô hình điểm thu gom, phân loại và xử lý chất thải, rác thải hữu cơ thành phân bón tại nguồn như: Tại xã Tứ Xã và thị trấn Lâm Thao- huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ; xã Đăk Nông- huyện Ngọc Hồi- tỉnh Kon Tum; tại xã Danh Thắng- huyện Hiệp Hòa- tỉnh Bắc Giang; xã Tân Thành- huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn.


Hay như: Mô hình “Hầm khí sinh học liên hoàn”, mô hình “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, chương trình ngày thứ bảy nghĩ xanh, mua sạch của Hội Nông dân thành phố Hà Nội, tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình phát động; mô hình xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế trang trại của nông dân vùng nông thônbảo vệ môi trường làng nghề thủ công truyền thống gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng NTM tại các tỉnh: Ninh Bình, Nghệ An, Bạc Liêu; mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng không ô nhiễm nguồn nước, môi trường như ở Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Long, An Giang; mô hình nông dân nói không với túi nilon và sử dụng các sản phẩm sống thân thiện với môi trường như ở Đồng Tháp, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…


Bên cạnh đó, thực hiện chính sách pháp luật theo Quyết định số 217 của Bộ Chính trị, Hội đã tích cực tham gia đoàn giám sát, phản biện thực hiện chính sách phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Tài nguyên & Môi trường. Các cấp Hội luôn phát huy vai trò và trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi cho nông dân, tham gia xử lý các điểm nóng về môi trường trên địa bàn nông thôn; nắm bắt và phản ánh với cấp ủy, chính quyền về những bức xúc và tâm tư, nguyện vọng của nông dân về ô nhiễm môi trường.


Các cấp Hội cũng tập trung xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán bộ Hội các cấp có đủ kiến thức và kỹ năng để vận động hội viên, nông dân và cộng đồng cùng chung tay tham gia BVMT; quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông, phổ biến pháp luật BVMT cho cán bộ Hội. Qua đó, hình thành và nâng cao được ý thức trách nhiệm, tự giác trong lĩnh vực BVMT nông thôn, đồng thời sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cán bộ, hội viên, nông dân.




Cũng tại Hội thảo, các ý kiến tham luận của các đại biểu đại diện cho các mô hình làm tốt ở một số tỉnh, thành phố đã chia sẻ về những kết quả đạt được cùng những kinh nghiệm trong xây dựng, hoạt động mô hình BVMT gắn với xây dựng nông thôn mới. Các ý kiến trao đổi hết sức cởi mở, thẳng thắn, cùng tập trung bàn về những khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động; đưa ra nhiều vướng mắc cần sớm có những giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới nhằm nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức trong công tác vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Từ đó để có thể sớm thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.


Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức nhấn mạnh: Để BVMT, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nỗ lực xây dựng và thực hiện các chương trình hành động, nghiên cứu, thực thi các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng môi trường, BVMT, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; trong đó nêu rõ quan điểm: “Bảo vệ và giám sát việc thực thi pháp luật về môi trường không chỉ thuộc trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và toàn xã hội, trong đó có các tổ chức xã hội”.


Mặc dù đảm nhận nhiều vai trò trong hoạt động giám sát bảo vệ môi trường, song cơ chế tham gia của các tổ chức xã hội vào quá trình giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT hiện vẫn chưa được xác lập rõ ràng và hiệu quả còn chưa cao. Vì vậy, các đơn vị cần phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, tích cực tham gia hiệu quả trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và nâng cao nhận thức, ý thức cũng như trách nhiệm về BVMT cho cộng đồng và toàn xã hội nói riêng. Đặc biệt là tham gia vào hoạt động theo dõi, phát hiện, tố giác các sai phạm về pháp luật BVMT cũng như quá trình thực thi, giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời những vấn đề ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.


Xã Hải Quang xây dựng được gần 20km đường trồng hoa liên thôn giúp cảnh quan, môi trường nông thôn trở nên “sáng- xanh- sạch- đẹp”



Cũng nằm trong khuôn khổ các hoạt động BVMT, trước khi diễn ra chương trình Hội thảo, vào buổi chiều ngày 14/9/2017, các đại biểu đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm thực tế tại mô hình BVMT trong xây dựng NTM tại xã Hải Quang của huyện Hải Hậu.


Với mô hình thu gom, phân loại rác thải, xử lý rác hữu cơ bằng lò đốt rác thải; đồng thời, xây dựng được cảnh quan, môi trường nông thôn “sáng- xanh- sạch- đẹp” với gần 20km đường trồng hoa liên thôn, xã đã được UBND tỉnh công nhận là xã NTM vào năm 2014.


Vào đầu năm 2016, UBND huyện cũng đã công nhận làng nghề trồng cây dược liệu của xã, góp phần chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng cây dược liệu như: Đinh lăng, sen, gừng… góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương.

 
Ngọc Mai/hoinongdan.org
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay30,876
  • Tháng hiện tại806,154
  • Tổng lượt truy cập91,979,883
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây