Học tập đạo đức HCM

Anh nông dân Hà Tĩnh “cưỡi xế hộp” đi bán rau giống vụ đông

Thứ ba - 10/11/2020 22:51
Từ bàn tay trắng, nhờ xây dựng mô hình vườn mẫu sản xuất cây rau giống chuyên nghiệp, anh Phan Văn Phúc (46 tuổi, thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã mua được xe hơi để làm phương tiện phục vụ cho việc giao hàng của mình.
 

 

154d2190912t10734l0

Năm 2000, anh Phan Văn Phúc (SN 1974, ở thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) xây dựng gia đình và lên vùng kinh tế mới, nay là thôn Hồng Lĩnh (Vượng Lộc, Can Lộc) lập nghiệp. Lúc đó, nơi đây vẫn còn là một vùng khá hoang vu, việc canh tác còn manh mún khiến đời sống của gần 30 hộ trong thôn đều khó khăn...

 

154d2191425t18150l0

Vợ chồng anh vay mượn được 2 triệu đồng để đặt cọc mua mảnh vườn với giá 6 triệu đồng từ một người chuyển đi với cam kết trong thời hạn 2 năm phải trả hết phần còn lại mới được sang nhượng sổ đỏ.

 

154d2200326t16018l0

Chị Phạm Thị Tính (40 tuổi, vợ anh Phúc) cho biết: “Bấy giờ, sau khi cưới, tài sản duy nhất của hai vợ chồng là đôi bông tai 1 chỉ vàng quà cưới. Tôi bàn với chồng bán được 480 ngàn đồng. Chúng tôi dùng nó làm vốn lập nghiệp. Sau 2 năm, bằng sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đã trả hết nợ và lấy được sổ đỏ. Từ đó mới bắt đầu mạnh dạn khai hoang phục hóa mảnh vườn của mình”.

 

154d2200439t44821l0

Năm 2016, khi có chủ trương xây dựng vườn mẫu, vợ chồng anh Phan Văn Phúc mở rộng sản xuất trên toàn bộ diện tích 3.500 m2 bằng nghề trồng rau giống được truyền lại của một người trong làng. Nỗ lực tìm tòi kiến thức khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất khi xây dựng vườn mẫu, anh Phúc đã tạo dựng được thương hiệu rau giống cho mình và chia sẻ kinh nghiệm cùng bà con.

 

69d2225929t66340l0

Thời điểm này đang là cao điểm sản xuất vụ đông. Nhờ nỗ lực che chắn, bảo vệ những vườn rau trong mưa lũ nên làng rau lại nhộn nhịp không khí sản xuất mới. Không chỉ tại vườn của anh Phúc mà các hộ gia đình khác như: ông Nguyễn Văn Ánh (ảnh 1), ông Nguyễn Văn Thuận (ảnh 2), anh Phan Văn Đức (ảnh 3) và cả cánh đồng rau của vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng (ảnh 4) cũng đang tất bật thu hoạch rau giống.

 

154d2194021t67151l0

Ngoài những loại cây truyền thống như: cà chua, các loại cà, cải mồng gà, xà lách..., 3 năm nay, anh Phúc còn tìm những giống cao cấp hơn như: súp lơ, cải bắp, su hào, xà lách Đà Lạt... để phục vụ nhu cầu trồng của bà con. Trong ảnh: Luống cây giống su hào tại vườn anh Phan Văn Phúc.

 

154d2201007t95820l0

Bà Nguyễn Thị Vinh, 60 tuổi, hàng xóm gia đình anh Phúc đến hỗ trợ vợ chồng anh thu hoạch rau, cho biết: “Anh Phúc vẫn luôn hỗ trợ chúng tôi sản xuất nên hôm nay sau khi bán hết lứa rau đủ tuổi, tôi sang phụ vợ chồng anh chị ấy một tay”.

 

154d2201142t62942l0

Anh Phan Văn Phúc chia sẻ: “Kỷ niệm trong việc sản xuất rau giống khiến tôi nhớ mãi là vụ rau giống năm 2017, do thời tiết không thuận lợi, bà con cũng chưa biết phương pháp gieo trồng khoa học nên ruộng rau giống cả thôn bị thiệt hại, chỉ còn vườn nhà tôi xanh tốt. Tôi bàn với vợ bán khoán rẻ cho bà con theo lô để họ có rau giống đem đi bán kiếm thêm thu nhập; từ đó, bà con tin tưởng nghe tôi truyền lại kinh nghiệm nên các mùa trồng rau sau chúng tôi đều thành công...”

 

154d2201254t47727l0

Khách hàng mua rau giống tận vườn đa phần là chị em các xã lân cận. Họ tự thu hái xong thì gọi chủ nhà tính tiền. Rau giống trước khi đem đến ruộng giao cho người trồng được tiếp nước cẩn thận nhằm giữ cho cây sống khỏe. Giá nhập tại chỗ cũng cũng được vợ chồng anh Phúc lấy rẻ hơn so với khi giao tận nơi hoặc bán lẻ ở chợ...

 

154d2201409t44674l0

Chị Phan Thị Hà (bên phải, ở xã Thanh Lộc, Can Lộc) là khách hàng quen của anh Phúc 3 năm nay. Chồng chị Hà đi làm ăn xa, một mình chị nuôi 3 con nhỏ. Mỗi mùa rau, chị chạy chợ 1 ngày 2 chuyến để kiếm thêm thu nhập nuôi con.

 

154d2201515t25156l0

Sau khi giao hàng cho các tiểu thương đến mua tận vườn, vợ chồng anh Phúc lại tiếp tục thu hoạch lứa mới để giao cho các khách hàng ở xa không đến được. Anh Phúc tranh thủ bật van nước tự động để tưới vườn. Nhờ có nguồn nước tưới sạch và dồi dào từ đập Khe Trúc và áp dụng công nghệ tưới hiện đại nên việc canh tác của của anh rất thuận lợi.

 

154d2201627t67025l0

Đây là bé Diễm, 12 tuổi, con gái thứ 2 của anh Phúc. Gia đình anh có 3 cháu, ngoài bé Diễm học lớp 6, cháu trai đầu đang học lớp 11 Trường Chuyên của Bộ tại Đại học Vinh, cháu út 10 tuổi, học lớp 4. Các con anh đều ngoan, biết phụ giúp bố mẹ sau giờ học. Tối nay, anh Phúc có 2 đơn hàng ở Thạch Hà và Đức Thọ nên cả nhà cùng “xắn tay” thu hoạch để kịp giao khách...

 

154d2201744t57301l0

Chiếc xe ô tô này anh Phúc sắm hồi tháng 6/2020 với giá 450 triệu đồng. Nhiều năm qua, nhờ trồng rau giống, không chỉ anh mà nhiều gia đình khác trong thôn Hồng Lĩnh cũng có “của ăn của để”. Ngoài anh Phúc, một gia đình khác trong thôn cũng mới sắm ôtô. Có phương tiện này, lúc nào anh cũng có thể giao cây giống khi khách yêu cầu.

 

154d2201837t2497l4 25a

Lúc này đã 18h chiều, anh Phúc bắt đầu đi giao chuyến hàng buổi tối đầu tiên ở thị trấn Thạch Hà. Từ ngày sắm được ôtô, việc giao hàng của anh thuận tiện hơn, nhất là trong thời tiết mưa gió hoặc đêm tối. Anh nói: “Một số người nghi ngại khi thấy nông dân như tôi đi giao rau giống bằng ô tô nhưng tôi nghĩ nhiều nông dân Hà Tĩnh bây giờ hoàn toàn có thể làm điều đó”.

 

154d2202550t90173l0

Trên chuyến xe cùng anh đi giao hàng, tôi biết, nhờ trồng 8 sào rau giống (7 sào trong vườn và 1 sào ngoài đồng) cùng với 5 sào cà chua; tái sản xuất rau củ thương phẩm sau vụ rau giống cộng với kết hợp các công việc nông nghiệp khác..., mỗi năm, tổng thu nhập của gia đình anh khoảng 500 triệu đồng. Trừ chi phí, gia đình còn lãi 350 triệu đồng.

 

154d2202453t10230l0

Vượt hơn 20km, anh Phúc đến được nhà bà Bùi Thị Cúc, 60 tuổi, ở gần cầu Cày (thị trấn Thạch Hà) để kịp giao số hàng mà bà đã đặt. Bà Cúc là khách quen của gia đã 5 năm nay. Bà là một tiểu thương ở chợ TP Hà Tĩnh.

 

154d2202512t84887l0

Bà Cúc cho biết: “Khách hàng của tôi rất ưa chuộng rau giống từ thôn Hồng Lĩnh vì nhiều năm nay họ đã trồng và cho năng suất tốt. Gần 1 tuần nay, sau khi thời tiết ổn định trở lại, bà con Thạch Hà và vùng ven đô thành phố Hà Tĩnh đang gấp rút triển khai rau màu vụ đông, có bao nhiêu cây giống tôi bán hết bấy nhiêu”.

 

154d2202722t69938l0

Giao hàng cho khách ở Thạch Hà xong, anh Phúc tranh thủ về nhà ăn cơm tối và chuẩn bị cho chuyến hàng tiếp theo. Đường vào thôn Hồng Lĩnh nay không còn tối đen như xưa nữa, ánh đèn điện đã soi sáng từng con ngõ.

 

154d2202941t14344l0

Lúc này đã 21h đêm. Vợ anh Phúc đèn pin đội đầu ra vườn thu hoạch rau, còn anh tiếp tục chuyến hàng cuối cùng trong ngày lên Yên Hồ (Đức Thọ) giao cho 1 khách hàng quen khác. Thời điểm này, công việc của người làm rau giống Hồng Lĩnh khá vất vả nhưng vợ chồng anh cùng bà con trong thôn luôn cố gắng để giúp nông dân các địa phương kịp thời tái sản xuất vụ đông.

.

 

154d2203049t95164l0

Anh Phan Văn Phúc chia sẻ: “Người dân làng rau chúng tôi biết ơn Đảng và Nhà nước đã mở đường xây dựng nông thôn mới, giúp 70 hộ trong thôn Hồng Lĩnh từ nghèo khó hoặc chỉ đủ ăn đã vươn lên làm giàu ngay trên quê hương mình. Những ngày này, dù xoay như chong chóng để kịp cung ứng giống cho bà con khôi phục sản xuất nhưng tôi vẫn vui vì mình đang góp phần làm xanh lại những cánh đồng vụ đông sau lũ. Ảnh chụp tại thôn Thọ (xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà).
 
Theo Thiên Vỹ/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay25,847
  • Tháng hiện tại155,585
  • Tổng lượt truy cập92,533,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây