Học tập đạo đức HCM

Ngành Y tế chung sức cùng ngư dân bám biển

Chủ nhật - 01/06/2014 22:08
Ngày 31/5, hưởng ứng tinh thần hướng về Biển Đông, chung sức cùng các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Bộ Y tế đã phát động chương trình “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển” tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng tủ thuốc y tế chuyên dụng cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Chương trình tập trung vào các nội dung: Vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ngành Y tế và cộng đồng đóng góp kinh phí để trang bị tủ thuốc y tế chuyên dụng cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sơ cứu ban đầu do tai nạn, thương tích cho ngư dân; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển đảo và ngư dân bám biển...

Đây cũng là hoạt động nằm trong kế hoạch triển khai Đề án "Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của Đề án nhằm giúp người dân sinh sống và làm việc tại 151 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc 28 tỉnh, thành phố ở vùng biển đảo trên cả nước được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản, mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Hiện, cả nước có khoảng 1 triệu lao động làm việc trên khoảng 119.000 tàu cá, trong đó có 28.000 tàu cá hoạt động xa. Các ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất phải đối mặt với sóng, gió, nhiều tai nạn tiềm ẩn, sự cố về sức khỏe khó cứu chữa kịp thời do xa đất liền.

Bên cạnh đó, có 31,1% các trung tâm y tế thuộc các huyện đảo chưa có cơ sở riêng; 33,5% trạm y tế cần xây mới; trên 50% trạm y tế xã đảo không có bác sĩ; 80% tổng số hộ gia đình khu vực biển, đảo cần khám, chữa bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Y tế biển đảo hiện nay ở nước ta chủ yếu do lực lượng Quân y đảm nhiệm, các tuyến còn lại do lực lượng dân y kết hợp với quân y nhưng lực lượng mỏng, chưa có các đội cơ động cấp cứu vận chuyển chuyên nghiệp, trang thiết bị và thuốc thiết yếu còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của đề án; cơ chế chính sách chưa phù hợp; thiếu kinh phí và nhân lực; nhiều địa phương chưa chủ động triển khai…

Tuy nhiên, trước mắt về nguồn nhân lực y tế cho các địa phương này, hiện Bộ Y tế đã và đang có kế hoạch theo Đề án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo) và Đề án 1816 luân phiên các bác sỹ về các khu vực vùng sâu vùng xa nhằm góp phần tăng nguồn nhân lực có chuyên môn cho ngành y tế huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và 28 địa phương có trong Đề án nói chung.

Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với Biên phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trang thiết bị cứu hộ cứu nạn cho lực lượng kiểm ngư và các tàu đánh bắt xa bờ.

 

Tập huấn kỹ thuật sơ cứu ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp khi ra khơi bám biển cho ngư dân. Ảnh VGP/Thúy Hà

Ngay tại Lễ phát động, từ nguồn xã hội hóa, Bộ Y tế đã trao tặng 300 tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn trị giá 600 triệu đồng. Trước đó, 120 tàu đánh bắt xa bờ của huyện cũng đã được tặng các tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu.

Như vậy, toàn bộ 420 tàu đánh cá với khoảng hơn 4.000 ngư dân của huyện đảo Lý Sơn đã được trang bị tủ thuốc và các dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với ngư dân khi ra khơi mỗi lần gặp rủi ro sẽ chủ động trong việc sơ cấp cứu ban đầu, vì trước đây ngư dân rất ít quan tâm tới việc này vì điều kiện kinh tế.

Cũng trong khuôn khổ Lễ phát động, Viện Y học biển Việt Nam (Bộ Y tế) đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho khoảng hơn 60 ngư dân về cách sơ cấp cứu ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp khi ra khơi bám biển.

Sau lễ phát động này, Chương trình "Ngư dân bám biển" sẽ tiếp tục triển khai các nội dung chính gồm tặng tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu cho các tàu ra khơi bám biển; tổ chức nhiều lớp huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu cho ngư dân tại 5 tỉnh  miền trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Thanh Hóa.

                                                                                   Thúy Hà

Nguồn: chinhphu.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại916,302
  • Tổng lượt truy cập92,090,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây